Trong lời chia sẻ, anh nói rằng gần như không giúp vợ làm bất cứ công việc nhà nào. Mỗi khi bước vào bếp, cô ấy vô cùng ngán ngẩm vì nhìn thấy đống bát đĩa chất đầy trong bồn rửa.
"Mỗi lần như vậy, cuộc hôn nhân của chúng tôi lại tiến thêm một bước đến bờ vực kết thúc", Fray viết trong một bài blog. Cuối cùng, họ chính thức ly hôn vào năm 2013.
Ở Việt Nam cũng có trường hợp tương tự. Một bà cụ 86 tuổi đã quyết định đệ đơn ly hôn ông chồng "cả đời không một lần rửa bát" vào năm 2014.
Mấy ngày qua, vụ ly hôn của Bill Gates có một chi tiết được nhiều người chú ý nhiều, đó là vị tỷ phú nồi tiếng người Mỹ luôn rửa bát vào mỗi tối. Một tỷ phú khác, ông chủ của Amazon, Jeff Bezos cũng từng khoe chuyện rửa bát cho vợ cũng đã đều ly hôn.
>> Phải tặng quà, tặng hoa, đi ăn trả tiền - đàn ông Việt bị rất nhiều áp lực
Tôi thấy nhiều đàn ông Việt lấy chi tiết "tỷ phú rửa bát" vẫn ly hôn để giễu cợt và thoái thác trách nhiệm kiểu: Đó, hai ổng tỷ phú giàu có, chăm rửa bát cho vợ mà vẫn phải ly hôn đó thôi.
Việc hai tỷ phú rửa bát mà vẫn ly hôn vợ ắt hẳn đằng sau đó là những góc khuất mà chúng ta không thể biết được. Bởi những quyết định của những người giàu nhất thế giới luôn mang lại một lợi ích nào đó cho họ, dù đó là việc ly hôn. Vậy nên xin đừng viện dẫn hai trường hợp đó, như một minh chứng để thoái thác trách nhiệm làm việc nhà của đàn ông.
Không san sẻ việc nhà mà để vợ bao thầu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Hai trường hợp tôi vừa kể ở đầu bài là một minh chứng rõ rệt nhất. Một trường hợp người phụ nữ âm thầm chịu đựng hàng chục năm trời, đến khi tuổi xế chiều mới dám dũng cảm quyết định ly hôn. Một trường hợp cô vợ sáng suốt hơn, đã bỏ chạy khỏi anh chồng lười biếng sau mấy năm kết hôn.
Bạn nghĩ người phụ nữ sẽ thật sự thoải mái khi phải nấu ăn, rửa bát mỗi ngày trong khi chồng đi làm về liên tục hối cơm, ăn xong thì phủi tay ra phòng khách nằm ưỡn bụng xem tivi, bấm điện thoại? Đối diện với đống bát đĩa mỗi ngày, người phụ nữ dù có chăm chỉ yoga hay thiền định đều có thể phát cáu và bực người lên được.
Bởi phụ nữ lấy chồng là để san sẻ công việc, chứ không có ý định làm mẹ bất đắc dĩ của một cậu con trai lớn tồng ngồng - chỉ biết ăn mà không biết làm việc nhà.
>> 'Tiền lương' 180 triệu cho 5 năm nội trợ
Nhiều người sẽ nói đàn ông bận kiếm tiền duy trì cuộc sống, nên chuyện lặt vặt phòng bếp vợ làm là đúng. Nhưng cho tôi xin lỗi trước, phụ nữ bây giờ không còn quanh quẩn ở khu vực bếp núc như vài thế hệ trước đâu. Họ đã sống tân thời hơn, biết đi làm kiếm tiền, biết tự kinh doanh buôn bán để nuôi thân thậm chí nuôi luôn cả chồng rồi.
Sự gắn bó, đồng hành và sẻ chia chính là những điều phụ nữ tìm kiếm trong một cuộc hôn nhân. Nếu như không sẻ chia được những việc như em nấu nướng - anh rửa bát, em giặt đồ - anh lau nhà, thì xin lỗi cuộc hôn nhân đó sớm muộn cũng sẽ đi đến hồi kết mà thôi. Nếu chưa kết, thì đó là do ràng buộc nhiều yếu tố ngoại cảnh như con cái, gia đình hai bên mà thôi, chứ vị ngọt hôn nhân thì đã hết lâu rồi.
Thu Hương
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.