Tuyến đường cao tốc mới ở tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc buộc phải uốn cong khi một chủ đất nhất quyết bám trụ nhà và từ chối di dời để mở đường. Theo Tencent, tòa nhà và vùng đất xung quanh nằm trên tuyến đường mới mở thuộc về một nhà máy sản xuất dược phẩm đã giải tỏa. Thuật ngữ “nhà đinh” do các nhà phát triển bất động sản đưa ra để ám chỉ những công trình có móng đóng vào gỗ và gần như không thể di chuyển. Hầu hết trường hợp này xảy ra khi người dân thấy việc bồi thường không thỏa đáng, từ chối bán nhà. Con đường hình chữ C trở thành đề tài bàn tán xôn xao ở Hàng Châu thời gian gần đây. Một "nhà đinh” khác ở quận Cuiping, tỉnh Nghi Tân, Tứ Xuyên. Năm 2004, chính quyền địa phương phê duyệt kế hoạch giải tỏa nơi đây để thực hiện dự án phát triển cơ sở cao tầng. Tuy nhiên chủ sở hữu của ngôi nhà đơn độc này nhất quyết không chịu nhúc nhích. Mặc dù điện nước đã bị cắt, người trong nhà vẫn không dời đi. Công nhân thi công buộc phải đào quanh nền ngôi nhà tạo thành ốc đảo chênh vênh cao 20m. Căn nhà “cứng đầu” nằm trong khu vực phát triển công nghệ cao tại thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc (nơi được coi là thủ phủ của những "nhà đinh"). Mặc kệ chất thải tạo thành bờ cao bao quanh ngôi nhà ba tầng, chủ hộ vẫn sinh sống bình thường. Ông Zhang Ling, 46 tuổi quyết định sống “giữa đường” cùng ngôi nhà 5 tầng ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang. Việc di dời 1.600 hộ ở khu vực này bắt đầu từ năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2012, ông Ling vẫn kiên quyết bám trụ. “Nhà đinh” không chỉ của người sống mà thậm chí người quá cố cũng có. Một ngôi mộ nằm giữa con đường đông đúc ở Shangrao, tỉnh Jiangxi. Lô đất thuộc về người nông dân tên Zhang Rongseng. Mẹ của anh đã được chôn cất ở đây 55 năm, anh từ chối di dời mộ bà nhường đất cho con đường dài 363m bắt đầu khởi công xây dựng năm 2013. Xem thêm: Những điểm đến kỳ quái nhất ở Trung Quốc Như Bình