Đón nhận tin người thân mắc phải bệnh hiểm nghèo như đái tháo đường, suy thận, ung thư, tim mạch… là chuyện không dễ dàng. Các bước dưới đây sẽ là "bảng chỉ dẫn" giúp người nhà và người bệnh bình tĩnh cùng nhau vượt qua thử thách.
1. Tránh việc “có bệnh thì vái tứ phương”
Việc khám chữa ở quá nhiều nơi, từ bệnh viện đến phòng mạch tư, từ Tây y đến Đông y, thuốc Nam, thuốc Bắc… không chỉ mất thời gian, tiền bạc mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, mất niềm tin vào quá trình chữa trị. Thậm chí, dùng nhiều loại thuốc còn dễ sinh các biến chứng nặng hơn.
Do đó, người thân nên khuyến khích người bệnh điều trị chính thức ở một bệnh viện chuyên môn, có uy tín và tuân thủ đúng các tư vấn điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Dinh dưỡng lâm sàng đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể chất cho người bệnh suốt quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người mắc bệnh hiểm nghèo không cần quá kiêng khem nhưng phải đáp ứng đúng và đủ các nguyên tắc: Phù hợp thể trạng bệnh nhân, phù hợp yếu tố đặc thù của bệnh.
Người mắc đái tháo đường cần chế độ dinh dưỡng giữ ổn định đường huyết. Người mắc bệnh tim mạch cần ăn nhạt, tránh các món nhiều dầu mỡ, cholesterol. Người suy thận giai đoạn cuối cần giảm tối đa lượng đạm động vật và muối… Do đó, khi gia đình có người mắc bệnh, người thân nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ và mau phục hồi thể trạng.
3. Chăm sóc về mặt tâm lý
Khi một người mắc bệnh hiểm nghèo, việc điều trị cần tiến hành cùng lúc cả 3 mặt: Điều trị trực tiếp về bệnh, điều trị về dinh dưỡng, và điều trị về tâm lý. Do đó, sau những bước chẩn đoán chính xác bệnh thì điều trị tâm lý nằm trong nhóm “các việc cần làm ngay”.
Những việc mà người thân, bạn bè của bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có thể thực hiện gồm: Lắng nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết về tình trạng của bệnh nhân; chọn cách chia sẻ phù hợp nhất với tâm lý người bệnh, khuyến khích người bệnh giãi bày những lo âu.
Đồng thời, người nhà cũng cần giữ tâm lý bình tĩnh, vì bạn không thể giúp người khác nếu chính bạn đang hoảng sợ, buồn rầu… Tránh khóc lóc và nhắc quá nhiều về bệnh, thay vào đó nên giữ một bầu không khí lạc quan và tích cực trong gia đình.
4. Không để tài chính làm rào cản quá trình điều trị
Không thể phủ nhận tài chính là một trong những vấn đề mà người bệnh lẫn người nhà thường xuyên nghĩ đến. Tuy nhiên, chờ đến lúc có người thân mắc bệnh mới tính giải pháp tài chính thì chi phí khám chữa bệnh đã trở thành gánh nặng.
Ở các quốc gia phát triển, từ lâu người dân đã quen thuộc với các biện pháp an sinh xã hội như có bảo hiểm về bệnh hiểm nghèo cho chính mình và cho người thân trong gia đình. Điều này hỗ trợ rất lớn cho người bệnh, mang đến cơ hội được chăm sóc, chạy chữa tốt và nhẹ đi một mối lo âu.
Thế Đan
Generali Việt Nam (thành viên của Tập đoàn bảo hiểm Ý Generali) vừa giới thiệu giải pháp VITA - Bảo An Toàn Diện bảo vệ khách hàng trước 99 bệnh hiểm nghèo. Chỉ với một hợp đồng bảo hiểm, VITA - Bảo An Toàn Diện là giải pháp bảo vệ trọn đời, song song với nguồn hỗ trợ tài chính vững chắc. Tổng quyền lợi nhận được của người tham gia có thể lên đến 375% số tiền bảo hiểm kèm theo các quyền lợi tiền mặt định kỳ và khoản đặc biệt do duy trì hợp đồng. Nhờ vậy, người bệnh và gia đình sẽ được san sẻ những lo âu về chi phí y tế mà vẫn tiếp tục đảm bảo chất lượng cuộc sống. Đây là cách nâng đỡ tích cực cho người chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo. Tìm hiểu thêm về giải pháp bảo vệ toàn diện tại đây. |