Theo bác sĩ Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh trào ngược dạ dày - Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng miêu tả hiện tượng dịch dạ dày trào lên thực quản. Khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới sẽ mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày. Sau đó tự động đóng kín để ngăn không cho thức ăn, dịch vụ trào ngược trở lại.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên gây ra các tổn thương ở thực quản, thanh quản và miệng. Trong trường hợp không được quan tâm, điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thường xuyên, đặc biệt là khi ăn no, nằm ngủ, đầy bụng khó tiêu về đêm; Buồn nôn, nôn, đau tức ngực thượng vị, khó nuốt; Khản giọng, ho; Miệng tiết nhiều nước bọt.
Bệnh trào ngược dạ dày thường đến từ thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia, cà phê... hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc, đặc biệt là thuốc huyết áp hay Holecystokinine, Ibuprofen, Glucagon, Aspirin... Những ai có tổn thương tại hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh nhiễm trùng thực quản gây xơ - yếu cơ vòng thực quản, bệnh di truyền, thoát vị hoành cũng dễ mắc bệnh. Ngoài ra bệnh còn đến từ việc ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh, trứng, sữa, nước ngọt có gas hoặc mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày..., thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai và những người căng thẳng kéo dài.
Nếu không được chữa trị sớm, bệnh trào ngược dạ dày có thể tiến triển thành bệnh mãn tính và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Loét thực quản. Các vết loét có thể chảy máu, gây đau đớn và khó khăn hơn khi nuốt thức ăn.
Hẹp thực quản. Khi các tổn thương do viêm loét gây nên lành lại sẽ để lại sẹo, gây hẹp thực quản và làm tắc nghẽn đường lưu chuyển thức ăn.
Biểu hiện ngoài thực quản. Viêm thanh quản, viêm tai giữa tái diễn nhiều lần, viêm thanh quản, tăng nặng bệnh hen suyễn, ăn mòn răng, thậm chí axit trào có thể vào phổi gây xơ phổi,...
Thực quản Barrett. Là hiện tượng mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào. Từ đó tạo ra những tổn thương liên tục tới lớp lót thực quản, làm xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và tiềm ẩn nguy cơ hình thành ung thư.
Ung thư thực quản. Bao gồm 2 loại ung thư thực quản chính là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy.
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày khoa học hơn, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc.
Nhóm thuốc trung hòa axit như Maalox, Sucralfat,... giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nhưng không làm lạnh được các tổn thương do tình trạng viêm loét gây ra.
Các loại thuốc làm giảm tạo axit bao gồm Ranitidine, Famotidine, Cimetidine. Thuốc có thể không cho tác dụng nhanh nhưng sẽ làm giảm triệu chứng đáng kể và có thể giảm sự tạo thành axit lên tới 12 tiếng.
Thuốc ngăn chặn tạo axit, làm lành thực quản như Lansoprazole khá mạnh nên có thể hỗ trợ làm lành các tổn thương ở khu vực này.
Thuốc kháng thụ thể H2 như Nizatidin hay thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazole cũng thường xuyên được sử dụng. Cả hai loại thuốc này có thể được hấp thụ nhanh và cho hiệu quả cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, thiếu vitamin B12.
Để phòng tránh, cải thiện chứng trào ngược dạ dày một cách hiệu quả, có thể thực hiện một số biện pháp sau: Bỏ các thói quen xấu như thức khuya, ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, mặc quần áo quá chật... Không sử dụng chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga, các loại quả có tính chua như dứa, quất, chanh,....
Ngoài ra có thể tăng cường dung nạp những chất có tác dụng trong hòa axit có trong bột yến mạch, bột ngũ cốc, các loại bánh mì, ăn nhiều chất đạm dễ tiêu có trong thịt lợn nạc, thịt lợn thăn hoặc thịt vịt. Bổ sung chất xơ thông qua các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ. Ăn nhiều sữa chua để giúp lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng. Dùng thêm các thực phẩm hỗ trợ chữa trị truyền thống như mật ong, nghệ. Tập luyện thể thao, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo nếu muốn giảm cân an toàn.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thì cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra.
Trào ngược dạ dày sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm nếu chủ động trong việc điều trị và thăm khám sức khỏe định kỳ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình để sớm có biện pháp cải thiện, chữa trị sớm để hạn chế nguy cơ để bệnh tiến triển nặng và khó kiểm soát.
Viện Y Dược Cổ truyền Dân Tộc quy tụ đội ngũ nghiên cứu là các chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Viện đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu, đưa ra giải pháp khoa học kết hợp y học cổ truyền cho nhiều bệnh thường gặp, trong đó có trào ngược dạ dày.
Yên Chi
Thông tin liên hệ Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc:
Trụ sở: Biệt thự B31, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Website: Vienyduocdantoc.org.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/viencotruyendantoc
Điện thoại: 0988 954 675