
Lời kêu cứu của người đàn ông này thực sự khó hiểu: "Cứu! Tôi đang bị mắc kẹt trên một hoàn đảo toàn món tráng miệng". Nhẽ ra, từ "dessert" cần được thay bằng "desert" có nghĩa "sa mạc".

Cậu bé này muốn nói "Anh muốn có viên phấn đó, cảm ơn em" nhưng vì thiếu dấu phẩy ở giữa từ "chalk" và "thank you" mà cô bé đã hiểu nhầm thành "Anh sẽ khiến viên phấn này nói cảm ơn em". "Have someone do something" là một cụm có nghĩa "nhờ, khiến ai làm gì".

Câu trên có nghĩa: "Tôi ăn trứng, ăn bánh mì và uống nước cam" còn câu dưới có nghĩa "Tôi ăn một cái bánh mì kẹp trứng được nhúng nước cam". Dấu phẩy đã cho thấy chức năng quan trọng trong việc diễn đạt chính xác.

Câu quảng cáo "Sự hoàn hảo có cái giá của nó" đã phải trả giá vì viết chữ "its" thành "it’s" và khiến nó trở nên sai ngữ pháp, vô nghĩa.

Dùng liên tiếp hai từ có nghĩa phủ định, người đàn ông này đã nói: "Tôi đã không không làm gì". Câu này tương đương với việc thú nhận"Tôi đã làm điều đó".

Người dân khu Mountbatten được chúc mừng Giáng sinh theo cách đặc biệt bởi dòng chữ "Marry Christmas" có nghĩa "Cưới ông già Noel".

Những người dân Pakistan phẫn nộ đi biểu tình nhưng lại cầm biển "Cái chết với nước hoa quả", thay vì "Justice" (Công lý).

Trường trung học phổ thông này đang muốn giới thiệu: "67% học sinh đạt điểm A+ trong kỳ thi GSCE cho môn Toán và môn tiếng Anh". Tuy nhiên, chữ "gain" bị viết nhầm thành "gani" nên ngôi trường có lẽ đã không thành công với nỗ lực quảng cáo này.

Bốn trong năm từ trên biển hiệu bị viết sai chính tả, khiến du khách cảm thấy nghi ngờ không biết những chủ nhà hiếu khách trên có biết chút tiếng Anh nào thật không.
Y Vân