Năm 2009, khi ông Putin kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống và chuyển sang làm thủ tướng, ông Obama mới bước chân vào Nhà Trắng.
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, ông Obama được ông Putin tiếp đón tại nhà riêng ở ngoại ô thủ đô Moscow. Hai người thưởng thức trà và bánh ngọt trong khuôn viên khu vườn của Thủ tướng Nga.
"Tôi thấy ông ấy mạnh mẽ, thông minh, sắc sảo, lạnh lùng và rất thực dụng", ông Obama nói về Putin sau cuộc gặp gỡ.
Năm 2009, khi ông Putin kết thúc hai nhiệm kỳ tổng thống và chuyển sang làm thủ tướng, ông Obama mới bước chân vào Nhà Trắng.
Trong lần gặp gỡ đầu tiên, ông Obama được ông Putin tiếp đón tại nhà riêng ở ngoại ô thủ đô Moscow. Hai người thưởng thức trà và bánh ngọt trong khuôn viên khu vườn của Thủ tướng Nga.
"Tôi thấy ông ấy mạnh mẽ, thông minh, sắc sảo, lạnh lùng và rất thực dụng", ông Obama nói về Putin sau cuộc gặp gỡ.
Vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất, ông Obama có cuộc gặp gỡ lần thứ hai với ông Putin, ngày 18/6/2012, bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), tại San Jose del Cabo, Mexico.
Hai nhà lãnh đạo trò chuyện trong vòng hai giờ về vấn đề Syria một cách khá thoải mái và cởi mở. Tuy nhiên, quan hệ hai nước sau đó dần trở nên căng thẳng.
Vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất, ông Obama có cuộc gặp gỡ lần thứ hai với ông Putin, ngày 18/6/2012, bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), tại San Jose del Cabo, Mexico.
Hai nhà lãnh đạo trò chuyện trong vòng hai giờ về vấn đề Syria một cách khá thoải mái và cởi mở. Tuy nhiên, quan hệ hai nước sau đó dần trở nên căng thẳng.
Tháng 6/2013, Obama và Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các quốc gia có nền công nghiệp phát triển (G8) tại thành phố Enniskillen, Bắc Ireland. Không khí cuộc hội đàm diễn ra khá căng thẳng vì những bất đồng của hai bên liên quan đến cuộc chiến tại Syria.
Tháng 6/2013, Obama và Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các quốc gia có nền công nghiệp phát triển (G8) tại thành phố Enniskillen, Bắc Ireland. Không khí cuộc hội đàm diễn ra khá căng thẳng vì những bất đồng của hai bên liên quan đến cuộc chiến tại Syria.
Ngày 5/9/2013, hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới tiếp tục gặp gỡ khi ông Obama bay đến St. Petersburg, Nga để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20.
Quan hệ hai bên lúc đó rất căng thẳng khi Mỹ cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người được Nga ủng hộ, sử dụng vũ khí hóa học chống lại lực lượng nổi dậy vào mùa hè năm đó. Hành động này được chính quyền Washington coi là vượt "lằn ranh đỏ".
Ngày 5/9/2013, hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới tiếp tục gặp gỡ khi ông Obama bay đến St. Petersburg, Nga để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20.
Quan hệ hai bên lúc đó rất căng thẳng khi Mỹ cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người được Nga ủng hộ, sử dụng vũ khí hóa học chống lại lực lượng nổi dậy vào mùa hè năm đó. Hành động này được chính quyền Washington coi là vượt "lằn ranh đỏ".
Tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 11/2014, hai người có buổi trao đổi ngắn trong khoảng 20 phút xoay quanh những vấn đề về Iran, Syria và Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào tháng 11/2014, hai người có buổi trao đổi ngắn trong khoảng 20 phút xoay quanh những vấn đề về Iran, Syria và Ukraine.
Ngày 28/9/2015, Ông Obama có cuộc chạm mặt "băng giá" với ông Putin tại bữa trưa do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon tổ chức nhân cuộc họp Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 70 ở New York.
Khoảnh khắc hai nhà lãnh đạo nâng ly với "thái độ không thể lạnh nhạt hơn" tại bàn tiệc sau đó được các hãng tin lớn đồng loạt đăng tải và phân tích.
Ngày 28/9/2015, Ông Obama có cuộc chạm mặt "băng giá" với ông Putin tại bữa trưa do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon tổ chức nhân cuộc họp Đại Hội Đồng LHQ lần thứ 70 ở New York.
Khoảnh khắc hai nhà lãnh đạo nâng ly với "thái độ không thể lạnh nhạt hơn" tại bàn tiệc sau đó được các hãng tin lớn đồng loạt đăng tải và phân tích.
Ngày 15/11/2015, hơn một tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria, Tổng thống hai nước có buổi hội đàm kéo dài khoảng 25 phút bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai bên bàn thảo chủ yếu về các giải pháp chấm dứt cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông. Các quan sát viên nhận định cuộc nói chuyện diễn ra không quá căng thẳng.
Ngày 15/11/2015, hơn một tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria, Tổng thống hai nước có buổi hội đàm kéo dài khoảng 25 phút bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai bên bàn thảo chủ yếu về các giải pháp chấm dứt cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông. Các quan sát viên nhận định cuộc nói chuyện diễn ra không quá căng thẳng.
Ngày 5/9/2016, tại hội nghị thượng đỉnh G20, tại Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga tiếp tục gặp gỡ bàn về Syria và Ukraine nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Ngày 5/9/2016, tại hội nghị thượng đỉnh G20, tại Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Obama và người đồng cấp Nga tiếp tục gặp gỡ bàn về Syria và Ukraine nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa hai người diễn ra vào ngày 20/11/2016, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại thủ đô Lima của Peru.
Cả hai trao đổi về vấn đề Syria và Ukraine trong cuộc hội đàm chớp nhoáng kéo dài 4 phút.
"Tổng thống kêu gọi ông Putin duy trì những cam kết của Nga theo thỏa thuận Minsk, nhấn mạnh cam kết của Mỹ và các đối tác đối với chủ quyền của Ukraine", Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Ông Obama còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngoại trưởng hai nước "tiếp tục theo đuổi các sáng kiến, cùng phối hợp với cộng đồng quốc tế để chấm dứt tình trạng bạo lực và giảm sự đau khổ mà người dân Syria đang phải hứng chịu".
Theo Fox News, ông Obama đã nói "Ok" rồi bắt tay Tổng thống Nga trước khi quay lại chỗ ngồi.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa hai người diễn ra vào ngày 20/11/2016, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại thủ đô Lima của Peru.
Cả hai trao đổi về vấn đề Syria và Ukraine trong cuộc hội đàm chớp nhoáng kéo dài 4 phút.
"Tổng thống kêu gọi ông Putin duy trì những cam kết của Nga theo thỏa thuận Minsk, nhấn mạnh cam kết của Mỹ và các đối tác đối với chủ quyền của Ukraine", Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Ông Obama còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngoại trưởng hai nước "tiếp tục theo đuổi các sáng kiến, cùng phối hợp với cộng đồng quốc tế để chấm dứt tình trạng bạo lực và giảm sự đau khổ mà người dân Syria đang phải hứng chịu".
Theo Fox News, ông Obama đã nói "Ok" rồi bắt tay Tổng thống Nga trước khi quay lại chỗ ngồi.
Nguyễn Hoàng
(Nguồn: Paris Match)