Sao Thủy là hành tinh nằm ở gần Mặt Trời nhất. Trông nó giống một quả bóng bằng đá màu xám, với bề mặt được bao phủ bởi vô số miệng núi lửa. Trong quá khứ, sao Thủy có những núi lửa hoạt động rất mạnh mẽ.
Nhiều vùng đồng bằng lớn hình thành khi nham thạch nóng chảy phun trào lên bề mặt, lan rộng ra và nguội lại. Tuy nhiên, những núi lửa này hiện nay đã "chết" do phần bên trong của sao Thủy lạnh đi, không cung cấp đủ nhiệt năng để chúng hoạt động. Ảnh: NASA
Sao Thủy là hành tinh nằm ở gần Mặt Trời nhất. Trông nó giống một quả bóng bằng đá màu xám, với bề mặt được bao phủ bởi vô số miệng núi lửa. Trong quá khứ, sao Thủy có những núi lửa hoạt động rất mạnh mẽ.
Nhiều vùng đồng bằng lớn hình thành khi nham thạch nóng chảy phun trào lên bề mặt, lan rộng ra và nguội lại. Tuy nhiên, những núi lửa này hiện nay đã "chết" do phần bên trong của sao Thủy lạnh đi, không cung cấp đủ nhiệt năng để chúng hoạt động. Ảnh: NASA
Những đám mây dày đặc bao phủ xung quanh sao Kim khiến chúng ta không thể quan sát trực tiếp bề mặt của hành tinh này. Vì vậy, các nhà khoa học phải dùng đến radar và một vài tàu thăm dò kém may mắn hạ cánh ở đây. Chúng ta nói "kém may mắn" vì sao Kim rất nóng. Nó chứa một bầu khí quyển có áp suất cao đáng kinh ngạc. Đây là nguyên nhân khiến các tàu thăm dò đều bị tan chảy và nghiền nát.
Trong ảnh là ngọn núi lửa Maat Mons cao nhất trên sao Kim, với chiều cao 8 km, tương đương độ cao núi Everest trên Trái Đất. Giới khoa học hiện vẫn chưa thể xác định nó đang hoạt động hay không. Một núi lửa khác là Idunn Mons dường như có nhiệt độ nóng hơn so với đá xung quanh, do chứa magma nóng chảy. Ảnh: NASA/JPL
Những đám mây dày đặc bao phủ xung quanh sao Kim khiến chúng ta không thể quan sát trực tiếp bề mặt của hành tinh này. Vì vậy, các nhà khoa học phải dùng đến radar và một vài tàu thăm dò kém may mắn hạ cánh ở đây. Chúng ta nói "kém may mắn" vì sao Kim rất nóng. Nó chứa một bầu khí quyển có áp suất cao đáng kinh ngạc. Đây là nguyên nhân khiến các tàu thăm dò đều bị tan chảy và nghiền nát.
Trong ảnh là ngọn núi lửa Maat Mons cao nhất trên sao Kim, với chiều cao 8 km, tương đương độ cao núi Everest trên Trái Đất. Giới khoa học hiện vẫn chưa thể xác định nó đang hoạt động hay không. Một núi lửa khác là Idunn Mons dường như có nhiệt độ nóng hơn so với đá xung quanh, do chứa magma nóng chảy. Ảnh: NASA/JPL
Cũng giống như sao Thủy, Mặt Trăng từng diễn ra hoạt động núi lửa, nhưng đến nay quá trình trên không còn xảy ra. Dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ điều này là sự xuất hiện của vùng đồng bằng sẫm màu rộng lớn "maria". Đây là những gì còn sót lại của dòng nham thạch khổng lồ chảy trên bề mặt Mặt Trăng trước khi nguội đi và cứng lại. Bề mặt của nó còn có những gò đất đá cao vài km, xuất hiện thành từng cụm. Chúng hình thành khi dung nham nóng chảy phun trào và lạnh dần đi. Ảnh: Eckhard Slawik/SPL
Cũng giống như sao Thủy, Mặt Trăng từng diễn ra hoạt động núi lửa, nhưng đến nay quá trình trên không còn xảy ra. Dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ điều này là sự xuất hiện của vùng đồng bằng sẫm màu rộng lớn "maria". Đây là những gì còn sót lại của dòng nham thạch khổng lồ chảy trên bề mặt Mặt Trăng trước khi nguội đi và cứng lại. Bề mặt của nó còn có những gò đất đá cao vài km, xuất hiện thành từng cụm. Chúng hình thành khi dung nham nóng chảy phun trào và lạnh dần đi. Ảnh: Eckhard Slawik/SPL
Trong quá khứ xa xôi, bề mặt sao Hỏa chứa nước chảy ở dạng lỏng và sự sống đơn giản có thể tồn tại ở đây. Ngày nay, tất cả nước đều bị đóng băng, và nếu tồn tại bất kỳ dạng sống nào thì chúng ta vẫn chưa thể tìm ra.
Sao Hỏa từng có những núi lửa lớn hơn và hoạt động mãnh mẽ hơn so với bất kỳ nơi nào khác. Trên hình là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời Olympus Mons cao 25 km (gấp ba chiều cao núi Everest) và đường kính 624 km. Nó không phun trào trong suốt hàng triệu năm qua và nhiều khả năng ngủ yên vĩnh viễn. Ảnh: NASA/SPL
Trong quá khứ xa xôi, bề mặt sao Hỏa chứa nước chảy ở dạng lỏng và sự sống đơn giản có thể tồn tại ở đây. Ngày nay, tất cả nước đều bị đóng băng, và nếu tồn tại bất kỳ dạng sống nào thì chúng ta vẫn chưa thể tìm ra.
Sao Hỏa từng có những núi lửa lớn hơn và hoạt động mãnh mẽ hơn so với bất kỳ nơi nào khác. Trên hình là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời Olympus Mons cao 25 km (gấp ba chiều cao núi Everest) và đường kính 624 km. Nó không phun trào trong suốt hàng triệu năm qua và nhiều khả năng ngủ yên vĩnh viễn. Ảnh: NASA/SPL
Io là một trong số 4 mặt trăng lớn của sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Đây hiện là nơi diễn ra hoạt động núi lửa mạnh mẽ nhất. Chúng phun ra luồng hóa chất chứa lưu huỳnh vào không gian.
Nguyên nhân là do mặt trăng Io liên tục bị kéo và đẩy bởi lực hấp của sao Mộc, khiến phần lõi của nó rất nóng. Năng lượng nhiệt phải thoát ra dưới dạng nào đó, và trong trường hợp này là thông qua núi lửa. Ảnh: NASA
Io là một trong số 4 mặt trăng lớn của sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Đây hiện là nơi diễn ra hoạt động núi lửa mạnh mẽ nhất. Chúng phun ra luồng hóa chất chứa lưu huỳnh vào không gian.
Nguyên nhân là do mặt trăng Io liên tục bị kéo và đẩy bởi lực hấp của sao Mộc, khiến phần lõi của nó rất nóng. Năng lượng nhiệt phải thoát ra dưới dạng nào đó, và trong trường hợp này là thông qua núi lửa. Ảnh: NASA
Titan là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ. Nó có bầu khí quyển đậm đặc, nhưng không phù hợp với con người. Ngoài Trái Đất, Titan là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt Trời có hồ. Tuy nhiên, hồ được tạo thành từ hydrocacbon lỏng chứ không phải nước.
Trên bề mặt Titan có thể xuất hiện núi lửa băng (cryovolcanoes). Thay vì phun trào nham thạch nóng chảy, chúng phun ra chất lỏng dễ bay hơi như nước và amoniac (NH3). Ngọn núi trên hình là Doom Mons, một trong những núi lửa băng hoạt động. Ảnh: NASA
Titan là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ. Nó có bầu khí quyển đậm đặc, nhưng không phù hợp với con người. Ngoài Trái Đất, Titan là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt Trời có hồ. Tuy nhiên, hồ được tạo thành từ hydrocacbon lỏng chứ không phải nước.
Trên bề mặt Titan có thể xuất hiện núi lửa băng (cryovolcanoes). Thay vì phun trào nham thạch nóng chảy, chúng phun ra chất lỏng dễ bay hơi như nước và amoniac (NH3). Ngọn núi trên hình là Doom Mons, một trong những núi lửa băng hoạt động. Ảnh: NASA
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về việc Titan thực sự có núi lửa băng hoạt động hay không. Tuy nhiên, điều này chắc chắn xảy ra ở mặt trăng khác của sao Thổ tên là Enceladus.
Năm 2005, tàu thăm dò Cassini phát hiện hơn 100 mạch nước và nhiều hóa chất khác phun ra từ bề mặt băng giá của Enceladus vào không gian. Trên hình là một vụ phun trào mạch nước trên Enceladus. Nguồn gốc của nước có thể đến từ đại dương ẩn sâu bên dưới bề mặt của mặt trăng này. Ảnh: NASA
Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về việc Titan thực sự có núi lửa băng hoạt động hay không. Tuy nhiên, điều này chắc chắn xảy ra ở mặt trăng khác của sao Thổ tên là Enceladus.
Năm 2005, tàu thăm dò Cassini phát hiện hơn 100 mạch nước và nhiều hóa chất khác phun ra từ bề mặt băng giá của Enceladus vào không gian. Trên hình là một vụ phun trào mạch nước trên Enceladus. Nguồn gốc của nước có thể đến từ đại dương ẩn sâu bên dưới bề mặt của mặt trăng này. Ảnh: NASA
Triton là mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương, hành tinh thứ tám trong hệ Mặt Trời, xa hơn 30 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất. Tàu thăm dò không gian Voyager 2 tiếp cận nó năm 1989.
Các bức ảnh Voyager 2 gửi về cho thấy, bề mặt của Triton xuất hiện những miệng núi lửa tương tự như Mặt Trăng. Voyager 2 cũng phát hiện thấy luồng vật chất phun trào từ bề mặt Triton vào không gian khoảng 8 km. Giống như Enceladus và Titan, có thể núi lửa của Triton phun ra băng chứ không phải dung nham thông thường. Ảnh: Richard Bizley/SPL
Triton là mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương, hành tinh thứ tám trong hệ Mặt Trời, xa hơn 30 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất. Tàu thăm dò không gian Voyager 2 tiếp cận nó năm 1989.
Các bức ảnh Voyager 2 gửi về cho thấy, bề mặt của Triton xuất hiện những miệng núi lửa tương tự như Mặt Trăng. Voyager 2 cũng phát hiện thấy luồng vật chất phun trào từ bề mặt Triton vào không gian khoảng 8 km. Giống như Enceladus và Titan, có thể núi lửa của Triton phun ra băng chứ không phải dung nham thông thường. Ảnh: Richard Bizley/SPL
Lê Hùng (theo BBC)