Theo UPI, khám phá này được thực hiện với sự hỗ trợ của Đài thiên văn Nam châu Âu. Nhờ đó, các nhà khoa học có cơ hội quan sát sự hình thành của một hành tinh khí từ thuở sơ khai.
Hành tinh này có quỹ đạo quay xung quanh một ngôi sao có tên gọi HD 100546, cách nó 335 năm ánh sáng. Các nhà khoa học nhận thấy hành tinh này có nhiều điểm tương đồng với sao Mộc trong hệ Mặt Trời.
Hành tinh trẻ này nằm gần rìa ngoài vành đai của HD 100546. Cũng có khả năng nó là một hành tinh già cỗi bị thổi bay ra ngoài nhưng hiếm có hành tinh già nào bị văng ra khỏi quỹ đạo mà vẫn còn có thể gắn chặt vào vành đai và phát triển dần lên như trường hợp này, các nhà thiên văn cho biết.
Nhà thiên văn học đứng đầu nghiên cứu này, ông Sascha Quanz của Viện nghiên cứu Công nghệ Zurich cho rằng không thể khẳng định chắc chắn một điều gì. Tuy nhiên phát hiện này vượt ra ngoài sự mong đợi của các nhà khoa học, khi được chứng kiến một hành tinh ra đời.
Các cộng sự của ông cho biết hành tinh quay xung quanh HD 100546 vẫn được bao bọc bởi khí gas, bụi và các mảnh vụn của các thiên thạch.
Phát hiện này giúp các nhà khoa học có cơ hội thực tế, quan sát quá trình phát triển của một ngôi sao khổng lồ có đường kính gấp trăm lần đường kính của Mặt Trời.
"Chúng tôi sẽ thu được những dữ liệu từ việc quan sát thực tế xem một ngôi sao khổng lồ hình thành như thế nào chứ không phải chỉ dựa trên những hình ảnh thực hiện bởi máy tính," Quanz phấn khích nói.
Ngô Minh