Quần thể danh lam thắng cảnh Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, rộng 5.100 ha, trong đó gần 1.000 hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên, thung lũng. Ba mặt Tam Chúc bao bọc bởi núi, phía trước là hồ Tam Chúc với 6 núi nhỏ.
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời Đinh, cách đây khoảng 1.000 năm. Chùa Tam Chúc mới được xây dựng lại với quy mô đồ sộ nhất Việt Nam, có điện Tam thế, Pháp chủ, Quan âm, tháp Ngọc, vườn cột kinh. Cuối tháng 1, Thanh tra Chính phủ nêu hàng loạt sai phạm tại khu du lịch Tam Chúc, trong đó có dự án hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Phạm Chiểu
Quần thể danh lam thắng cảnh Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, rộng 5.100 ha, trong đó gần 1.000 hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên, thung lũng. Ba mặt Tam Chúc bao bọc bởi núi, phía trước là hồ Tam Chúc với 6 núi nhỏ.
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời Đinh, cách đây khoảng 1.000 năm. Chùa Tam Chúc mới được xây dựng lại với quy mô đồ sộ nhất Việt Nam, có điện Tam thế, Pháp chủ, Quan âm, tháp Ngọc, vườn cột kinh. Cuối tháng 1, Thanh tra Chính phủ nêu hàng loạt sai phạm tại khu du lịch Tam Chúc, trong đó có dự án hạ tầng kỹ thuật. Ảnh: Phạm Chiểu
Căn cứ địa Lạt Sơn gồm đền thờ nữ tướng Lê Chân, núi Giát Dâu, đồi Bụt, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Nữ tướng Lê Chân sinh năm 20 đầu Công nguyên ở miền biển Quảng Ninh. Bà là một trong các nữ tướng mang quân theo Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách cai trị của nhà Đông Hán.
Tháng 7/43, do không địch lại quân giặc, tướng Lê Chân gieo mình từ núi Giát Dâu xuống thung lũng. Người dân trong vùng lập bàn thờ bà dưới chân núi, sau đó xây chùa và đền thờ.
Hiện có bốn nơi lập đền thờ nữ tướng Lê Chân là Quảng Ninh nơi bà sinh ra; Hải Phòng nơi bà khai phá đất đai, chiêu mộ nhân tài; Hà Nội nơi bà lập sới vật rèn quân sĩ; Hà Nam nơi đặt căn cứ địa và nơi bà tuẫn tiết.
Đền thờ nữ tướng Lê Chân ở Hà Nam, thuộc căn cứ địa Lạt Sơn. Ảnh: Bình Nguyên
Căn cứ địa Lạt Sơn gồm đền thờ nữ tướng Lê Chân, núi Giát Dâu, đồi Bụt, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Nữ tướng Lê Chân sinh năm 20 đầu Công nguyên ở miền biển Quảng Ninh. Bà là một trong các nữ tướng mang quân theo Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách cai trị của nhà Đông Hán.
Tháng 7/43, do không địch lại quân giặc, tướng Lê Chân gieo mình từ núi Giát Dâu xuống thung lũng. Người dân trong vùng lập bàn thờ bà dưới chân núi, sau đó xây chùa và đền thờ.
Hiện có bốn nơi lập đền thờ nữ tướng Lê Chân là Quảng Ninh nơi bà sinh ra; Hải Phòng nơi bà khai phá đất đai, chiêu mộ nhân tài; Hà Nội nơi bà lập sới vật rèn quân sĩ; Hà Nam nơi đặt căn cứ địa và nơi bà tuẫn tiết.
Đền thờ nữ tướng Lê Chân ở Hà Nam, thuộc căn cứ địa Lạt Sơn. Ảnh: Bình Nguyên
Quần thể danh lam thắng cảnh Bát cảnh sơn (dãy núi tám cảnh), xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thế kỷ 16, Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng và lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Trước đây, Bát cảnh sơn có tám ngôi chùa và một miếu thờ thổ đại thần linh.
Bát cảnh sơn gồm đền Tiên Ông được xây đời vua Trần Nhân Tông; chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Dâu, chùa Cả, chùa Bông, chùa Vân Mộng... Ảnh: Sở VHTTDL Hà Nam
Quần thể danh lam thắng cảnh Bát cảnh sơn (dãy núi tám cảnh), xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thế kỷ 16, Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng và lập hành cung để đi về thưởng ngoạn. Trước đây, Bát cảnh sơn có tám ngôi chùa và một miếu thờ thổ đại thần linh.
Bát cảnh sơn gồm đền Tiên Ông được xây đời vua Trần Nhân Tông; chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Dâu, chùa Cả, chùa Bông, chùa Vân Mộng... Ảnh: Sở VHTTDL Hà Nam
Khu mộ và tưởng niệm nhà văn Nam Cao xây trên quê hương ông - làng Đại Hoàng (nay là thôn Nhân Hậu), xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khu tưởng niệm rộng 5.400 m2, hoàn thành năm 2004.
Nhà văn, liệt sĩ Nam Cao (1915-1951), tên thật là Trần Hữu Tri. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc nửa đầu thế kỷ 20 của Việt Nam, với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Một bữa no. Năm 1951, ông hy sinh trên đường đi công tác, khi mới 36 tuổi. Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ảnh: Sở VHTTDL Hà Nam
Khu mộ và tưởng niệm nhà văn Nam Cao xây trên quê hương ông - làng Đại Hoàng (nay là thôn Nhân Hậu), xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Khu tưởng niệm rộng 5.400 m2, hoàn thành năm 2004.
Nhà văn, liệt sĩ Nam Cao (1915-1951), tên thật là Trần Hữu Tri. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc nửa đầu thế kỷ 20 của Việt Nam, với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Một bữa no. Năm 1951, ông hy sinh trên đường đi công tác, khi mới 36 tuổi. Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ảnh: Sở VHTTDL Hà Nam
Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích quy hoạch khoảng 6,3 ha, trong đó diện tích xây dựng là gần 2,5 ha.
Ngày 12/11/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm quân và dân đảo Ngọc Vừng. Sau đó, nơi đây được xây dựng thành di tích lưu niệm Bác Hồ với vườn cây, ao cá, nhà trưng bày. Ảnh: Cổng thông tin huyện Vân Đồn
Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích quy hoạch khoảng 6,3 ha, trong đó diện tích xây dựng là gần 2,5 ha.
Ngày 12/11/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm quân và dân đảo Ngọc Vừng. Sau đó, nơi đây được xây dựng thành di tích lưu niệm Bác Hồ với vườn cây, ao cá, nhà trưng bày. Ảnh: Cổng thông tin huyện Vân Đồn
Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương tại đồi Gò Thờ, chân Núi Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 15/7/1950, Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương, tiền thân của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập tại đây, gồm 225 đội viên.
Năm 2002, nơi thành lập đội Thanh niên xung phong được xây dựng nhà truyền thống và tượng đài. Bên trái là các anh hùng Nguyễn Viết Xuân, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Đoàn Thị Liên; bên phải là KpaLơn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn.
Đợt này Thái Nguyên còn có Địa điểm hoạt động của Ban Giao thông Liên lạc Trung ương (1947-1954), xã Bình Thành, huyện Định Hóa Nguyên, được công nhận di tích quốc gia. Ảnh: Báo Thái Nguyên
Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương tại đồi Gò Thờ, chân Núi Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 15/7/1950, Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương, tiền thân của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập tại đây, gồm 225 đội viên.
Năm 2002, nơi thành lập đội Thanh niên xung phong được xây dựng nhà truyền thống và tượng đài. Bên trái là các anh hùng Nguyễn Viết Xuân, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Đoàn Thị Liên; bên phải là KpaLơn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn.
Đợt này Thái Nguyên còn có Địa điểm hoạt động của Ban Giao thông Liên lạc Trung ương (1947-1954), xã Bình Thành, huyện Định Hóa Nguyên, được công nhận di tích quốc gia. Ảnh: Báo Thái Nguyên
Lăng mộ và nhà thờ danh tướng Hoàng Kế Viêm, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Hoàng Kế Viêm (Hoàng Tá Viêm) sinh năm 1820, sau khi đỗ cử nhân được bổ làm Tư vụ, hàm Quang Lộc Tự Khanh. Đến đời vua Tự Đức, ông giữ chức Án sát tỉnh Ninh Bình.
Sau đó, ông được thăng làm thăng Bố chính tỉnh Thanh Hóa, rồi Bố chính kiêm Tuần phủ Hưng Yên. Năm 1863, ông làm Tổng đốc An - Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh).
Năm 1870, khi Bắc kỳ xảy ra nhiều biến loạn, triều đình cử Hoàng Kế Viêm làm Thống đốc quân vụ đại thần lo dẹp loạn. Ông đã thu phục được quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, cùng hợp sức đánh tan quân nổi loạn Cờ Trắng, Cờ Vàng.
Năm 1873, quân Pháp đánh thành Hà Nội và nhiều tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng, Hoàng Kế Viêm được triều đình cử làm Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ để chỉ huy, đôn đốc việc phòng thủ.
Ông đã phối hợp với quân Cờ Đen đánh thắng quân Pháp năm 1873, giết chết chỉ huy Pháp F.Garnier. Mười năm sau, ông lần thứ hai chỉ huy quân dân Hà Nội đánh tan cuộc tấn công của quân Pháp ở Cầu Giấy, bắn chết trung tá chỉ huy H. Riviere.
Hoàng Tá Viêm mất năm 1909, thọ 89 tuổi. Nhà thờ ông được xây năm 1937 nhưng bị đánh sập trong đợt không kích của quân Mỹ. Năm 1998, con cháu họ Hoàng xây dựng lại lăng mộ và nhà thờ ông. Ảnh: Báo Quảng Bình
Lăng mộ và nhà thờ danh tướng Hoàng Kế Viêm, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Hoàng Kế Viêm (Hoàng Tá Viêm) sinh năm 1820, sau khi đỗ cử nhân được bổ làm Tư vụ, hàm Quang Lộc Tự Khanh. Đến đời vua Tự Đức, ông giữ chức Án sát tỉnh Ninh Bình.
Sau đó, ông được thăng làm thăng Bố chính tỉnh Thanh Hóa, rồi Bố chính kiêm Tuần phủ Hưng Yên. Năm 1863, ông làm Tổng đốc An - Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh).
Năm 1870, khi Bắc kỳ xảy ra nhiều biến loạn, triều đình cử Hoàng Kế Viêm làm Thống đốc quân vụ đại thần lo dẹp loạn. Ông đã thu phục được quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, cùng hợp sức đánh tan quân nổi loạn Cờ Trắng, Cờ Vàng.
Năm 1873, quân Pháp đánh thành Hà Nội và nhiều tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng, Hoàng Kế Viêm được triều đình cử làm Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ để chỉ huy, đôn đốc việc phòng thủ.
Ông đã phối hợp với quân Cờ Đen đánh thắng quân Pháp năm 1873, giết chết chỉ huy Pháp F.Garnier. Mười năm sau, ông lần thứ hai chỉ huy quân dân Hà Nội đánh tan cuộc tấn công của quân Pháp ở Cầu Giấy, bắn chết trung tá chỉ huy H. Riviere.
Hoàng Tá Viêm mất năm 1909, thọ 89 tuổi. Nhà thờ ông được xây năm 1937 nhưng bị đánh sập trong đợt không kích của quân Mỹ. Năm 1998, con cháu họ Hoàng xây dựng lại lăng mộ và nhà thờ ông. Ảnh: Báo Quảng Bình
Danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách TP Tam Kỳ 30 km, cách TP Hội An 80 km.
Trong đợt này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn công nhận đền Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là di tích quốc gia. Ảnh: TTXVN
Danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách TP Tam Kỳ 30 km, cách TP Hội An 80 km.
Trong đợt này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn công nhận đền Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là di tích quốc gia. Ảnh: TTXVN
Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sinh năm 1820, quê Quảng Ngãi. Năm 24 tuổi, ông theo cha vào Nam, chiêu mộ dân cày, khẩn hoang lập ấp vùng Tân An - Định Tường.
Năm 1854, Trương Định bỏ tiền chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức phó quản cơ, rồi quản cơ. Tháng 2/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền tham gia chống giặc cùng triều đình, lập nhiều chiến công.
Năm 1862, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh Trương Định bãi binh, đi nhậm chức Lãnh binh ở An Giang. Tuy nhiên, Trương Định khước từ lệnh, tự phong Bình Tây Đại Nguyên Soái, tiếp tục chiến đấu chống Pháp.
Tháng 8/1864, quân Pháp bất ngờ đánh úp nghĩa quân tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang khiến Trương Định bị trọng thương. Để không rơi vào tay giặc, ông rút gươm tự sát. Năm ấy, ông 44 tuổi. Thi hài ông được an táng tại Tiền Giang. Năm 1972, đền thờ ông được xây ở Gò Công.
Tại quê nhà Quảng Ngãi, sau khi Trương Định hy sinh, triều đình Huế xây đền thờ ông tại làng Tư Cung. Trải qua chiến tranh, đền bị hư hại. Năm 2005, đền thờ anh hùng Trương Định được khởi công, hai năm sau hoàn thành. Ảnh: Quangngaitv
Đền thờ anh hùng dân tộc Trương Định, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sinh năm 1820, quê Quảng Ngãi. Năm 24 tuổi, ông theo cha vào Nam, chiêu mộ dân cày, khẩn hoang lập ấp vùng Tân An - Định Tường.
Năm 1854, Trương Định bỏ tiền chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức phó quản cơ, rồi quản cơ. Tháng 2/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định, Trương Định đem quân đồn điền tham gia chống giặc cùng triều đình, lập nhiều chiến công.
Năm 1862, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh Trương Định bãi binh, đi nhậm chức Lãnh binh ở An Giang. Tuy nhiên, Trương Định khước từ lệnh, tự phong Bình Tây Đại Nguyên Soái, tiếp tục chiến đấu chống Pháp.
Tháng 8/1864, quân Pháp bất ngờ đánh úp nghĩa quân tại huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang khiến Trương Định bị trọng thương. Để không rơi vào tay giặc, ông rút gươm tự sát. Năm ấy, ông 44 tuổi. Thi hài ông được an táng tại Tiền Giang. Năm 1972, đền thờ ông được xây ở Gò Công.
Tại quê nhà Quảng Ngãi, sau khi Trương Định hy sinh, triều đình Huế xây đền thờ ông tại làng Tư Cung. Trải qua chiến tranh, đền bị hư hại. Năm 2005, đền thờ anh hùng Trương Định được khởi công, hai năm sau hoàn thành. Ảnh: Quangngaitv
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 29/10/1954, tại Cao Lãnh, đoàn cán bộ, chiến sĩ cuối cùng ở miền Nam tập kết ra Bắc. Để ghi nhớ sự kiện này, tỉnh Đồng Tháp cùng các địa phương có cán bộ, chiến sĩ tập kết ra Bắc đã xây tượng đài vào năm 2017, hoàn thành hai năm sau. Ảnh: Bảo tàng Đồng Tháp
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 29/10/1954, tại Cao Lãnh, đoàn cán bộ, chiến sĩ cuối cùng ở miền Nam tập kết ra Bắc. Để ghi nhớ sự kiện này, tỉnh Đồng Tháp cùng các địa phương có cán bộ, chiến sĩ tập kết ra Bắc đã xây tượng đài vào năm 2017, hoàn thành hai năm sau. Ảnh: Bảo tàng Đồng Tháp
Viết Tuân