Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), quê ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông để lại gia tài tác phẩm đồ sộ với hàng nghìn bài thơ, tập trung trong hai tập: Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi.
Cảnh nhàn là bài thơ Nôm trích từ tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Bình giảng bài thơ trên, GS Lê Trí Viễn cho rằng, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều có gốc từ thiên nhiên; sinh hoạt của tác giả khăng khít với thiên nhiên. Không phải ngẫu nhiên, một đôi lần, mà quanh năm suốt tháng, như một sự an bài lớn lao từ đâu trên cao. Âm điệu, cái khí của câu thơ "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" là an nhiên tự tại, thanh thản, thoải mái một cách kỳ lạ.
Theo Từ điển Văn học Việt Nam dùng cho nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009), thơ chữ nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm phần lớn bộc lộ tâm hồm chân chất lão thực, cũng như miêu tả sinh động, cụ thể đời sống, con người. Đề tài của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là ca tụng cảnh nhàn dật, phủ định công danh phú quý, phê phán thói đời đen bạc, nhân tâm, thế đạo suy vi. Ông đề cao lối sống trung thực, khắc kỷ, phục thiện, an bần lạc đạo.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, tư tưởng, triết lý "nhàn" là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Bài thơ Cảnh nhàn là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Câu 4: Những câu thơ sau nằm trong tác phẩm nào của đại thi hào Nguyễn Du ?
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.