Nguyễn Du (1765-1820) là nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt - Nguyễn sơ, xuất thân từ thế gia vọng tộc. Truyện Kiều nguyên tên Đoạn trường tân thanh, là kiệt tác văn chương của Việt Nam. Đây là truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, gồm 3.254 câu.
Nội dung tác phẩm đã đề cập một cách khái quát, sâu sắc những vấn đề lớn, rất bức xúc của xã hội, vận mệnh con người suốt thời Lê mạt - Nguyễn sơ, giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng của chế độ phong kiến.
Những câu thơ sau nằm trong phần đầu tiên của Truyện Kiều, được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông với tên gọi Cảnh ngày xuân. Nhà thơ Nguyễn Du đã dựng lên bức tranh thiên nhiên, lễ họ mùa xuân trong tiết thanh minh tươi sáng, sống động.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

Tranh vẽ cảnh chị em Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc đi chơi xuân của hoạ sĩ Ngọc Mai. Ảnh: TTXVN