Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị lỗi lạc nhà Hậu Lê. Bài thơ Cây chuối được xếp ở phần "Hoa mộc môn" (môn loại về cây hoa) trong Quốc âm thi tập.
Theo Giảng văn Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), dù thuộc hệ thống đề tài thiên nhiên, cây chuối trong thơ Nguyễn Trãi vẫn là hiện tượng lạ của vườn hoa văn học cổ điển Việt Nam.
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem.
Hiện, bài thơ vẫn có nhiều cách hiểu, cách cảm thụ khác nhau, dù toàn bài hầu như không có từ cổ.
Cứ xem Cây chuối có đề tài thiên nhiên thì hướng khai thác của Nguyễn Trãi đã là một bước cách tân so với truyền thống văn học trước đó. Bút pháp quy phạm của văn học trung đại đã khoanh vùng những loài cây, loài hoa cho các thi nhân ngâm vịnh. Đó là những cây như tùng, trúc, cúc, mai hoặc hoa như đào, sen, lan, huệ. Đã mấy khi "nàng thơ" chịu hạ cánh xuống nhưng cây hoa đồng nội như rau muống, kê, khoai, lạc.
Cây chuối là bài thơ vịnh, nghĩa là bút pháp tả không giữ vai trò chủ yếu, gợi mới là quan trọng. Thông qua hình tượng thiên nhiên, Nguyễn Trãi đã thể hiện cảm hứng sâu sắc, kín đáo nhưng không kém phần sôi nổi, rạo rực: Cảm hứng về tình yêu tuổi trẻ.
Câu 3: Trong bài thơ "Cảnh nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhân vật trữ tình trong mùa xuân đã làm gì?