Cáo tật thị chúng (Có bệnh, bảo mọi người) của thiền sư Mãn Giác (1052-1096), được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất thời Lý.
Theo Từ điển Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Văn học, 2018), thiền sư Mãn Giác tên thật là Lý Trường, là một nhà sư, nhà văn đời Lý. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại, ông am tường cả Nho giáo và Phật giáo từ rất sớm. Lý Trường được vua Lý Nhân Tông vời vào cung, đặt tên là Hoài Tín. Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi.
Thiền sư Mãn Giác là bậc lĩnh tụ pháp môn trong một thời, được vua cùng hoàng hậu kính nể và dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh sư làm trụ trì. Cáo tật thị chúng là bài một bài kệ ngắn gồm sáu câu, vừa ngầm diễn tả quan niệm luân hồi của Phật giáo, vừa muốn nói đến tính tương đối của chính quan niệm ấy.
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Bản dịch thơ của Ngô Tất Tố:
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết;
Đêm qua, sân trước, một cành mai
Theo Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009), bài thơ trên là tác phẩm duy nhất còn lại của thiền sư Mãn Giác. Bài thơ đã thể hiện một quan niệm triết lý của Phật giáo thiền tông, đồng thời đạt đến chỗ mỹ lệ và tinh tế nhất của tình yêu thiên nhiên, những cảm giác chân thật.
Tác phẩm cũng thể hiện sự nhạy bén của tác giả với sức sống tự nhiên cứ tuôn chảy dào dạt, xem đó mới chính là bản chất bất biến trong quy luật sinh thành mà Phật giáo gọi là chân như - tức là thể tính chân thực, không biến đổi, có trong hết thảy muôn vật.
Câu 2: Hai câu thơ sau của Nguyễn Trãi miêu tả cây gì?
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, mầu thâu đêm