Ngày 14/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 bay đến vị trí cách bề mặt sao Hỏa 9.845 km, ghi lại những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về hành tinh này. 22 bức ảnh chụp của Mariner 4 hé lộ một bề mặt rỗ với những miệng lõm. Trong lần thăm dò này, các nhà khoa học cũng xác nhận sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng bao gồm cacbon dioxide và từ trường. Đây là bức ảnh chụp đầu tiên về sao Hỏa, cho thấy khu vực nằm giữa đồng bằng Elysium Planitia ở phía tây và Arcadia Planitia ở phía đông. Ảnh: NASA.
Ngày 14/7/1965, tàu vũ trụ Mariner 4 bay đến vị trí cách bề mặt sao Hỏa 9.845 km, ghi lại những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về hành tinh này. 22 bức ảnh chụp của Mariner 4 hé lộ một bề mặt rỗ với những miệng lõm. Trong lần thăm dò này, các nhà khoa học cũng xác nhận sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng bao gồm cacbon dioxide và từ trường. Đây là bức ảnh chụp đầu tiên về sao Hỏa, cho thấy khu vực nằm giữa đồng bằng Elysium Planitia ở phía tây và Arcadia Planitia ở phía đông. Ảnh: NASA.
Những đường rãnh sẫm màu trải dài 100 m theo chiều dốc xuống có thể là kết quả do dòng nước chảy trên hành tinh đỏ. Giả thuyết này được chứng thực khi các nhà khoa học phát hiện nước muối ở rìa miệng núi lửa Hale thuộc vùng lòng chảo Argyre trên sao Hỏa. Sự tồn tại của khoáng chất pyroxene tạo ra sắc xanh phía trên những đường rãnh. Nhóm nghiên cứu đã công bố chi tiết phát hiện trên tạp chí Nature Geoscience hôm qua. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh sẫm màu trải dài 100 m theo chiều dốc xuống có thể là kết quả do dòng nước chảy trên hành tinh đỏ. Giả thuyết này được chứng thực khi các nhà khoa học phát hiện nước muối ở rìa miệng núi lửa Hale thuộc vùng lòng chảo Argyre trên sao Hỏa. Sự tồn tại của khoáng chất pyroxene tạo ra sắc xanh phía trên những đường rãnh. Nhóm nghiên cứu đã công bố chi tiết phát hiện trên tạp chí Nature Geoscience hôm qua. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh sẫm màu này tỏa ra từ rìa miệng núi lửa Garni ở chân hẻm Melas Chasm trên sao Hỏa. Theo các nhà khoa học, nước mặn chảy trên sao Hỏa có thể là nguyên nhân tạo nên những sườn dốc. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh sẫm màu này tỏa ra từ rìa miệng núi lửa Garni ở chân hẻm Melas Chasm trên sao Hỏa. Theo các nhà khoa học, nước mặn chảy trên sao Hỏa có thể là nguyên nhân tạo nên những sườn dốc. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Trong ảnh, những đường rãnh chạy xuôi theo các đỉnh quay về hướng tây của hẻm núi Coprates Chasma nằm ở xích đạo sao Hỏa. NASA cho biết, Corporates Chasma là một vùng máng xối rộng thuộc Valles Marineris, hệ thống hẻm núi chạy theo hướng đông-tây ở phía nam xích đạo sao Hỏa và dài bằng khoảng cách từ Los Angeles đến New York, Mỹ (3.940 km). Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Trong ảnh, những đường rãnh chạy xuôi theo các đỉnh quay về hướng tây của hẻm núi Coprates Chasma nằm ở xích đạo sao Hỏa. NASA cho biết, Corporates Chasma là một vùng máng xối rộng thuộc Valles Marineris, hệ thống hẻm núi chạy theo hướng đông-tây ở phía nam xích đạo sao Hỏa và dài bằng khoảng cách từ Los Angeles đến New York, Mỹ (3.940 km). Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh sẫm màu chứa tinh thể muối được phát hiện tại miệng núi lửa Horowitz trên sao Hỏa, ở tọa độ 32 độ vĩ nam, 141 độ kinh đông. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh sẫm màu chứa tinh thể muối được phát hiện tại miệng núi lửa Horowitz trên sao Hỏa, ở tọa độ 32 độ vĩ nam, 141 độ kinh đông. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh kỳ lạ rộng chưa đến 5 m xuất hiện trên các đỉnh dốc của sao Hỏa vào mùa ấm. Chúng kéo dài và sau đó biến mất trong mùa lạnh. Đặc điểm mang tính tạm thời này là bằng chứng về dòng nước chảy. Tuy nhiên, cho đến nay, dữ liệu quang phổ do tàu vũ trụ thu thập chưa cung cấp thông tin xác thực. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Những đường rãnh kỳ lạ rộng chưa đến 5 m xuất hiện trên các đỉnh dốc của sao Hỏa vào mùa ấm. Chúng kéo dài và sau đó biến mất trong mùa lạnh. Đặc điểm mang tính tạm thời này là bằng chứng về dòng nước chảy. Tuy nhiên, cho đến nay, dữ liệu quang phổ do tàu vũ trụ thu thập chưa cung cấp thông tin xác thực. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Trong nghiên cứu mới, nhà khoa học Lujendra Ojha ở Viện Công nghệ Georgia, Atlanta, Mỹ và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu thu được từ thiết bị đo đạc quang phổ sao Hỏa CRISM đặt trên vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter của NASA. Mục đích của họ là xác định vị trí nơi các đường rãnh sẽ hình thành. Hệ thống CRISM phát hiện những bước sóng ánh sáng dưới dạng hữu hình và hồng ngoại, phản chiếu từ bề mặt sao Hỏa. Theo NASA, ở bước sóng hữu hình, cách ánh sáng phản chiếu chịu ảnh hưởng từ sắt trong khoáng chất như gỉ sắt hoặc oxit sắt và có màu đỏ. Với bước sóng hồng ngoại, CRISM có thể xác định thành phần sulfate, cacbonate, hydroxyl, và nước có trong các tinh thể khoáng chất. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Trong nghiên cứu mới, nhà khoa học Lujendra Ojha ở Viện Công nghệ Georgia, Atlanta, Mỹ và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu thu được từ thiết bị đo đạc quang phổ sao Hỏa CRISM đặt trên vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter của NASA. Mục đích của họ là xác định vị trí nơi các đường rãnh sẽ hình thành. Hệ thống CRISM phát hiện những bước sóng ánh sáng dưới dạng hữu hình và hồng ngoại, phản chiếu từ bề mặt sao Hỏa. Theo NASA, ở bước sóng hữu hình, cách ánh sáng phản chiếu chịu ảnh hưởng từ sắt trong khoáng chất như gỉ sắt hoặc oxit sắt và có màu đỏ. Với bước sóng hồng ngoại, CRISM có thể xác định thành phần sulfate, cacbonate, hydroxyl, và nước có trong các tinh thể khoáng chất. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Arizona.
Phương Hoa