Nguyễn Bính (1918-1966) là nhà thơ lãng mạn của Việt Nam, nổi tiếng với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc. Ông có nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng như: Những bóng người trên sân ga (1937), Cô hái mơ (1939), Chân quê (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941)...
Bài thơ Xuân về in trong tập Tâm hồn tôi (1940), được Hoài Thanh chọn lọc trong cuốn Thi nhân Việt Nam. Theo Hoài Thanh, khi Nguyễn Bính tả cảnh xuân trong bài thơ này thì "ta thấy người không còn gì quê mùa nữa".
Xuân về được xem là bài thơ xuân đẹp, với nhiều nét vẽ tươi xinh về mùa xuân. Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng, với "yếm đỏ khăn thâm" và cả bà cụ đi hội, chống gậy trúc, lần tràng hạt, miệng nam mô.
Đã thấy xuân về với gió đông.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi...
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.
Nguyễn Bính còn có bài Mưa xuân được nhiều người yêu thích, với trích đoạn:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ,
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
Câu 5: Những câu thơ tái hiện bức tranh mùa xuân sau do ai sáng tác?
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn...