Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), quê Hà Nội, là con trai của học giả, dịch giả văn học nổi tiếng Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam của tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân, Nguyễn Nhược Pháp được giới thiệu có bằng tú tài Tây, làm thơ từ năm 1932, ngoài thơ còn viết truyện ngắn và kịch.
"Thơ in ra rất ít mà được người ta yêu mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp. Không mến sao được? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa", Hoài Thanh viết.
Chùa Hương là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, được sáng tác khi ông cùng bạn bè đi trẩy hội chùa Hương năm 1932. Theo một giai thoại, khi đến rừng mơ, ông gặp một bà mẹ cùng hai cô con gái độ tuổi trăng rằm, vừa đi lên bậc đá, vừa niệm Phật.
Bài thơ gần 30 khổ, được mở đầu bằng các câu thơ:
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao.
Mẹ cười: "Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"
- Em tuy mới mười lăm|
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm
Ý đợi người tài trai.
Theo lời bình của nhà thơ Anh Ngọc, đây là bài thơ hay, có nhiều chi tiết và câu chữ thần tình, nhưng vì nó quá dài nên khó có thể bám sát từng câu chữ để phân tích. Nhưng xem ra, cũng không nhất thiết phải làm như thế, bởi tất cả ở đâu đều sáng rõ, người đọc bình thường nhất cũng thấy được cái hay của nó.
Nét đặc thù trước hết của Chùa Hương là bài thơ kể chuyện, hay có thể gọi đây là một truyện thơ nho nhỏ. Cái hay của bài thơ cũng nằm trong tính truyện của nó.
Bài thơ này được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành bài hát Em đi Chùa Hương.
Câu 2: Những câu thơ sau nằm trong tác phẩm nào của nhà thơ Xuân Diệu?
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.