Xuân Diệu tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916, quê làng Trảo Nha (Can Lộc, Hà Tĩnh), nhưng sinh tại huyện Tuy Phước (Bình Định).
Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu đi dạy học. Ông tốt nghiệp cử nhân luật năm 1943 và làm tham tá Thương chánh ở Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) một thời gian trước khi chuyển ra Hà Nội.
Xuân Diệu tham gia nhóm Tự lực văn đoàn, là đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài thơ được công chúng yêu thích, tôn xưng ông là "ông hoàng thơ tình" được sáng tác trong giai đoạn 1936-1944, nổi tiếng như: Yêu, Vội vàng, Dại khờ...
Bài thơ Vội vàng rút ra từ tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời...
Bình giảng bài thơ, nhà phê bình Chu Văn Sơn nhắc đến đánh giá của Hoài Thanh về Xuân Diệu trong Thi nhân Việt Nam là "say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt". Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc trưng của mình cái tựa đề Vội vàng, hẳn đó phải là một cách tự bạch, tự họa của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình.
"Cái điệu sống vội vàng cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người, về cái chết như là kết cục không thể tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnh phúc lớn lao kỳ diệu. Mà sống là phải tận hưởng và tận hiến!
Đời người là ngắn ngủi, cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnh khắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp", nhà phê bình Chu Văn Sơn viết.
Câu 3: Trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, hình ảnh trong ký ức nhà thơ là một phụ nữ gánh hàng gì dọc bờ sông?