Bài thơ ban đầu có 12 câu lục bát, làm vào đầu năm 1920, là kết quả chuyến đi đầu tiên của nhà thơ theo chiều dài đất nước. Hai năm sau, ông sửa lại và viết thêm 10 câu để đưa vào một truyện ngắn cùng tên, làm một tình tiết truyện. Về sau, khi công bố bài thơ như một tác phẩm độc lập, Tản Đà lấy lại hầu như nguyên vẹn bài thơ trong truyện.
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.
Theo chú giải của sách giáo khoa Văn học lớp 11 (tập một, 2000), "nước - non" là hình tượng thơ nhiều tầng nghĩa. Do đó, Thề non nước là bài thơ có nhiều tầng nghĩa: Có non nước, thiên nhiên với chuyện vịnh cảnh (cảnh của nhà thơ gặp trong chuyến đi dài và cảnh trong bức tranh của truyện); có non nước, tình yêu đã trở thành giọng điệu riêng khó lẫn của thơ Tản Đà. Sâu kín bên trong chính là non nước, Tổ quốc với tình cảm yêu nước của nhà thơ, dẫu bóng gió những không kém thắm thiết, chân thành.
Câu 3: Trong tuyển tập "Thi nhân Việt Nam", nhà thơ Tản Đà được trích đăng các bài thơ nào?