Trong các tuyển tập thơ ca, phê bình văn học, Tản Đà là tác giả chiếm vị trí quan trọng. Trong văn đàn công khai của văn học Việt Nam hơn ba thập niên đầu của thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một hiện tượng vừa đột xuất, vừa độc đáp, vừa dồi dào năng lực sáng tạo.
Trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam (1932-1941), trang sách đầu tiên, tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân viết về Tản Đà với bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà. Bài viết có đoạn: "Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bình thản một người thời trước".
Hoài Thanh đã dành cho Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỷ". Với tâm hồn lãng mạn, ý tưởng "ngông nghênh, đậm cá tính", ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài bài thơ Thề non nước, tác giả Thi nhân Việt Nam trích đăng bài thơ Tống biệt của Tản Đà:
Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi.
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
Theo GS Lê Trí Viễn trong sách Đến với thơ hay (Nhà xuất bản Giáo dục, 2005), bài thơ nằm trong vở ca kịch Thiên Thai (1917-1917), sau rút ra in vào tập Khối tình con (quyển thứ hai) như một bài thơ độc lập.
Bài Tống biệt là lời hai nàng tiên hát tiễn đưa hai chàng Lưu Thần, Nguyễn Triệu ở núi Thiên Thai (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) xuống núi từ biệt cõi tiên, đi về cõi trần. Lời bài thơ viết theo điệu Hoa phong lạc trong từ khúc của Trung Quốc.
Câu 4: Bài thơ "Thăm mả cũ bên đường" mở đầu bằng câu thơ gì?
a. Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà