Nhà thơ Trần Tế Xương (thường gọi là Tú Xương) sinh năm 1870 ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc (nay thuộc TP Nam Định), tỉnh Nam Định. Tú Xương xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, cha là cụ Trần Duy Nhuận làm chức Tự thừa ở dinh Đốc học Nam Định.
Có chí, lại có tài làm thơ, Tú Xương mang khát vọng học hành thành đạt để có cuộc sống tử tế. Năm 16 tuổi, ông đã đi thi hương, rồi kiên trì đeo đuổi đến tám khoa thi (các năm 1886, 1888, 1891, 1894, 1897, 1900, 1903, 1906).
Đến khoa thi năm Giáp Ngọ 1894, khi đã 24 tuổi, ông mới đỗ Tú tài thiên thủ, lấy thêm cuối bảng. Bốn khóa thi sau đó, ông tham gia để mong đậu cử nhân nhưng đều trượt. Tú Xương mất năm 1907 trên đường về quê ngoại ở huyện Mỹ Lộc.
Theo Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ 19 (Nhà xuất bản Văn học, 2018), Tú Xương sáng tác khá nhiều, chủ yếu là thơ Nôm, thường được truyền tay qua bạn bè mà phổ biến với công chúng.
Tuy nhiên, thơ của ông không được ghi ghép lại nên thất lạc nhiều, lại hay bị lẫn với thơ người khác. Hiện các nhà nghiên cứu đã tìm được trên 100 bài thơ Nôm của ông, viết bằng các thể loại thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, phú.
Câu 2: Trong bài thơ "Thương vợ", bà Tú "quanh năm buôn bán ở "mom sông" để nuôi mấy người trong gia đình?