Chàm sữa là một trong những bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là làn da của trẻ. Để phòng ngừa và điều trị chàm sữa, các mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế gây bệnh.
Nguyên nhân
Chàm sữa còn gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Dù không phải là bệnh lây lan, nhưng chàm sữa lại khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát.
Nguyên nhân gây chàm sữa có thể do cơ địa của bé dễ dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay...; bé bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ. Bên cạnh đó là các tác nhân từ bên ngoài như khói bụi, thời tiết; để trẻ tiếp xúc với lông chó, mèo trong môi trường sống; hoặc đồ chơi của trẻ không được vệ sinh kỹ.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bé bị chàm sữa, bằng mắt thường mẹ dễ dàng quan sát thấy những nốt mẩn đỏ trên da bé ở các vị trí như mặt, hai bên má, có thể lan ra đầu, thân mình, tứ chi... Khi chạm vào da bé có cảm giác thô ráp, đóng vảy, nổi những vảy nhỏ li ti và xuất hiện mụn nước.
Bệnh thường gây ngứa nên mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hay chà đầu, mặt vào gối cho. Hành động này vô tình khiến nhiều mụn nước vỡ ra và có thể dẫn tới rỉ máu, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bé còn thường xuyên khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn.
Những giai đoạn phát triển của bệnh
Để tiện cho mẹ trong quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ, mẹ có thể căn cứ vào 5 giai đoạn chính của chàm sữa dưới đây.
Giai đoạn 1: Da tấy đỏ
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Lúc này, các vùng da bị tổn thương của trẻ xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa. Ngoài ra còn có những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da sau đó tạo thành mụn nước.
Giai đoạn 2: Nổi mụn nước
Bước vào giai đoạn này, làn da của bé sẽ đỏ hơn, những mụn nước nhỏ hợp lại với nhau thành mụn nước lớn có chứa dịch trong, nông và mọc dày. Khi trẻ gãi, mụn này bị vỡ và lan ra các vùng da xung quanh.
Giai đoạn 3: Chảy nước
Đây là giai đoạn vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trầy xước. Khi trẻ gãi, mụn nước vỡ ra và rất dễ bị bội nhiễm.
Giai đoạn 4: Da nhẵn
Các mụn nước vỡ ra sau một thời gian đọng lại trên da sẽ là huyết thanh. Lâu dần hình thành nên những vảy tiết dày, vảy khô bong ra và để lại lớp da nhẵn bóng.
Giai đoạn 5: Bong vảy da
Lớp da vừa được tái tạo ở giai đoạn 4 sẽ nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy, thường kèm theo ngứa. Nếu các mẹ không có kinh nghiệm điều trị chàm cho bé có thể làm bé bị đau và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa
Khi bé bị chàm sữa, mẹ cần chăm sóc da bé cẩn thận vì chàm sữa gây khó chịu, có thể khiến bé quấy khóc, biếng ăn. Những lưu ý nhỏ dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc da cho bé.
Vệ sinh và tắm rửa
Mẹ cần cắt móng tay cho bé thường xuyên, tránh để bé cào xước da. Tránh sử dụng nước tắm quá nóng hay tắm quá lâu, hạn chế dùng các sản phẩm sữa tắm chứa xà phòng. Sau khi tắm, nên thoa cho bé một lớp kem dưỡng ẩm thích hợp.
Đảm bảo không gian xung quanh bé sạch, thoáng
Cha mẹ có thể làm ẩm phòng của bé với máy phun sương, quét dọn phòng thường xuyên để tránh bụi và vụn vải... Trẻ cũng cần được hạn chế tiếp xúc với động vật vì lông động vật là tác nhân gây hại với chàm sữa.
Về quần áo
Quần áo bằng chất liệu cotton, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé có thể khiến bé dễ chịu hơn. Ngoài ra, cha mẹ cần sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải.
Về thực phẩm
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó, mẹ nên duy trì cho bé bú càng lâu càng tốt. Từ 6 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với đồ ăn dặm, lưu ý các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Khi cho bé ăn dặm với một món mới, chỉ nên cho ăn một bữa để theo dõi bé phải ứng với món mới đó như thế nào, có bị dị ứng hay không.
Khi trẻ còn bú, mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng, hạn chế ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn... để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé
Để làm dịu da cho bé, mẹ có thể dùng kem trị chàm sữa có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính với làn da của bé. Kem Em Bé chiết xuất từ thảo dược chuyên biệt, dành riêng cho trẻ sơ sinh, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh chàm sữa.
Kem Em Bé chứa Nano Curcumin và tinh chất Cúc La Mã - chất kháng viêm tự nhiên giúp giảm viêm da. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa kẽm Oxyd, vitamin E giúp làm mềm, tăng cường độ ẩm cho da. Chất kem mát không chứa corticoid thẩm thấu nhanh giúp làn da bé nhanh chóng phục hồi và không để lại thâm, sẹo.
(Nguồn: Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI)