Đau nhức, tê bì chân tay xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó, gây ra các cơn tê buốt, cảm giác như kim đâm hoặc kiến bò ở tay, chân... Người bệnh còn có thể có cảm giác đau nhói hoặc đau nhức bất thường, thậm chí là cứng cơ.
Bác sĩ Luke Hamman (chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống tại phòng khám ACC) cho biết, cơn đau nhức và tê bì thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường không thể tự hết, có thể tái phát với biểu hiện tăng dần theo thời gian, chủ yếu xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Khi thời tiết thay đổi, cơn đau và tê buốt càng thêm trầm trọng, khiến việc sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn.
Đau nhức xương khớp, tê bì chân tay là bệnh gì?
Theo bác sĩ Luke Hamman, có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, nhưng phần lớn là do các bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh.
Thoái hóa cột sống: Đây là tình trạng viêm xương khớp tại cột sống do quá trình lão hóa tự nhiên, thói quen xấu trong sinh hoạt hay chấn thương. Biểu hiện của bệnh là đau nhức cột sống kéo dài, cứng cơ, yếu hoặc tê bì chân tay, đau đầu, chóng mặt...
Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ dây thần kinh gây các cơn đau cột sống dữ dội, tê và yếu chi, rối loạn cảm giác.
Thoái hóa khớp: Tình trạng này đặc trưng bởi sụn khớp bị bào mòn làm cho các đầu xương đốt sống ma sát với nhau và có thể làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng tê buốt chân tay.
Viêm thấp khớp: Bệnh lý viêm khớp mạn tính do rối loạn tự miễn, gây viêm sưng các khớp tay, khớp chân, gây ra các cơn đau nhức, xơ cứng, tê bì khó chịu.
Viêm đa rễ thần kinh: Tình trạng tổn thương dây thần kinh ngoại biên do nhiễm trùng, bệnh lý tự miễn, tác dụng phụ của thuốc... làm cho người bệnh tê bì tay chân, liệt vận động hoặc các cơ...
Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa bị chèn ép dẫn đến các cơn đau buốt dữ dội hoặc âm ỉ. Người bệnh còn có thể cảm thấy tê nóng, tê bì, có kiến bò ở khu vực bị đau.
Điều trị sớm tránh biến chứng
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng. Các cơn đau, tê bì từ bàn chân hoặc ngón tay lan ra cẳng chân, cổ tay hoặc cánh tay. Tình trạng nặng hơn có thể gây mất cảm giác, người bệnh khó đi lại; thậm chí là teo cơ, bại liệt chi.
Nếu nhận thấy biểu hiện đau nhức tê bì chân tay, người bệnh nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Bởi chữa trị càng sớm sẽ càng nhanh phục hồi và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Một vài cách giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay tại nhà là nghỉ ngơi, kết hợp massage tay chân để tăng cường lưu thông máu, giảm bớt khó chịu. Theo bác sĩ Luke Hamman, việc dùng thuốc (thuốc kê đơn hoặc không kê đơn) có thể giảm nhanh triệu chứng đau nhức, tê bì. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng vì dễ gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy thận, ảnh hưởng đến chức năng gan... Y học hiện đại có nhiều phương pháp không dùng thuốc để cải thiện bệnh đau xương khớp về lâu dài.
Phòng khám ACC đang áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống - Chiropractic hỗ trợ giải quyết các vấn đề sai lệch trong cấu trúc cột sống, hỗ trợ giải phóng chèn ép rễ thần kinh và giảm triệu chứng. Bác sĩ Luke Hamman chia sẻ thêm, vì đau nhức xương khớp, tê bì chân tay cũng là triệu chứng khá phức tạp nên cần được điều trị kết hợp nhiều phương pháp thì mới mang lại hiệu quả cao. ACC đã kết hợp Chiropractic và Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng với các bài tập được thiết kế chuyên biệt cùng thiết bị hỗ trợ hiện đại (sóng xung kích, laser cường độ cao). Các phương pháp này giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi, góp phần ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
"Điều trị kịp thời giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng. Người bệnh nên chủ động thăm khám và lựa chọn cơ sở điều trị uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm", bác sĩ Luke Hamman nói thêm.
Ngọc An
Thông tin liên hệ phòng khám ACC:
Chi nhánh 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM. Điện thoại: (028) 3939 3930.
Chi nhánh 2: lầu 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TP HCM. Điện thoại: (028) 3838 3900.
Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (024) 3265 6888.
Chi nhánh 4: 112 - 116 Đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tel: (0236) 3878 880.
Website: acc.vn