![Tượng vua Lê Thánh Tông được trưng bày ở không gian ngoài trời, được thể hiện trong trang phục Long bào, họa tiết rồng giúp người xem nhận ra tượng Lê Thánh Tông dưới triều đại Hậu Lê. Tượng khắc họa chân dung tươi sáng, tay vuốt nhẹ chòm râu, cùng ánh mắt sáng, nét cười thông tuệ. Tay phải chắp sau lưng cầm cuốn sách thể hiện sự anh minh. Ông vốn là một nhà thơ nổi danh tài hoa, để lại cho đời sau hàng nghìn bài thơ chữ Hán và Nôm. Ảnh: Cảnh Quân](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-10-tuong-vua-le-t-8771-3850-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=w89h8IIXzUT80CTTi7S4yg)
Bảo tàng có hai phần trưng bày: trong nhà và ngoài trời. Phần trong nhà được chia làm ba tầng, là nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu về các nhà văn Việt Nam. Phần ngoài trời giới thiệu văn học dân gian Việt Nam được tái hiện bằng các bức phù điêu.
Đó là khu vườn gồm 20 bức tượng các danh nhân văn học thời kỳ Cổ - Trung đại Việt Nam như Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Tú Xương.
Tượng vua Lê Thánh Tông ở không gian ngoài trời, mặc long bào. Ông là nhà thơ nổi danh tài hoa, để lại cho đời hàng nghìn bài thơ chữ Hán và Nôm. Ảnh: Cảnh Quân
![Tầng một với hình ảnh trung tâm là Hòn đá thiêng - biểu tượng cho ngòi bút, nhiệt huyết sáng tác của các thế hệ nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm được đặt trên trống đồng Đông Sơn - biểu tượng cho bề dày truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Phía sau là câu thơ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài được thể hiện bằng ba kiểu chữ: Hán, Nôm, Quốc Ngữ. Ảnh: Cảnh Quân](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-3-tang-1-4458-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hLEdqe0y3Pq80XnDF_kabQ)
Tầng một với hình ảnh trung tâm là "Hòn đá thiêng" - biểu tượng cho ngòi bút, nhiệt huyết sáng tác của các thế hệ nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm được đặt trên trống đồng Đông Sơn. Theo bảo tàng, tác phẩm thể hiện bề dày truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Phía sau là câu thơ "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" được thể hiện bằng ba kiểu chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ. Ảnh: Cảnh Quân
![Các tác phẩm Dạy học thời phong kiến được trưng bày tại tầng một của bảo tàng. Việc học hành ngày xưa của trẻ nhỏ bắt đầu từ sáu, bảy tuổi, được gọi là Sơ học. Tài liệu học tập gồm: Tam tự kinh, Tứ tự kinh, Ngũ ngôn và tập làm văn câu đối hai chữ, bốn chữ...Những người học giỏi, hoặc con các quan lại được tuyển chọn cho về kinh học trường Quốc Tử Giám cùng con cái của hoàng tộc. Ảnh: Cảnh Quân](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-7-day-hoc-thoi-ph-3817-4727-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ho5nJJUMta8bq69pkajqXg)
Các tác phẩm "Dạy học thời phong kiến" được trưng bày tại tầng một của bảo tàng. Tài liệu học tập gồm: "Tam tự kinh", "Tứ tự kinh", "Ngũ ngôn" và tập làm văn câu đối hai chữ, bốn chữ. Ảnh: Cảnh Quân
![Điểm nhấn ở khu vực trưng bày tầng hai là mô hình Tổ hợp xóm Chòi - Trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1949-1954, gợi những ký ức về một thời văn nghệ kháng chiến. Ảnh: Cảnh Quân](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-4-xom-choi-5275-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0oUgFhtl_0uNrxkhbOn0sA)
Điểm nhấn ở khu vực trưng bày tầng hai là mô hình "Tổ hợp xóm Chòi" - Trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, gợi những ký ức về một thời văn nghệ kháng chiến. Ảnh: Cảnh Quân
![Phần trưng bày tái hiện một không gian với hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ, trong mưa bom bão đạn vẫn không lùi ý chí, lạc quan yêu đời. Chính từ nơi đây, những vần thơ bất hủ ra đời, đã làm nên một nhà thơ với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ – nhà thơ Phạm Tiến Duật. Các tác phẩm nổi bật của ông: Vầng trăng quầng lửa (1970), Ở hai đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lửa (1983), Thơ một chặng đường (1994), Nhóm lửa (1996), Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997). Ảnh: Cảnh Quân](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-11-pham-tien-duat-9847-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1xRpMwkUsp4rWjNDZJ2JPg)
Phần trưng bày tái hiện hình ảnh sinh hoạt của những người lính. Ảnh: Cảnh Quân
![Hình ảnh các tác giả trước trụ sở Hội Văn Nghệ Việt Nam tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên năm 1949. Từ trái sang phải: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân. Ảnh: Bảo tàng văn học Việt Nam](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-5-van-nghe-si-tai-7664-7088-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qDO76SLC5sXlZdQg_shdMg)
Hình ảnh các tác giả trước trụ sở Hội Văn Nghệ Việt Nam tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên năm 1949. Từ trái sang phải: Ngô Tất Tố, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân. Ảnh: Bảo tàng văn học Việt Nam
![Tổ hợp trưng bày các tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh được đặt tại tầng ba. Nhà thơ được phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà. Ảnh: Cảnh Quân](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-8-trung-bay-tho-x-6434-6338-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jyao4q_NoJ0a0wxlhhsiJw)
Tổ hợp trưng bày các tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh được đặt tại tầng ba. Nhà thơ được phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ảnh: Cảnh Quân
![Bảo tàng có nhiều chương trình đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục. Ngày 24/6, buổi giao lưu, hướng dẫn sáng tác truyện với chủ đề Tinh hoa văn học Việt Nam diễn ra tại bảo tàng văn học Việt Nam. Các thí sinh được lắng nghe về những nét đẹp của tinh hoa văn học Việt Nam để được nuôi dưỡng cảm xúc và truyền cảm hứng sáng tác. Ảnh: Bảo tàng văn học Việt Nam](https://vcdn1-giaitri.vnecdn.net/2023/07/06/anh-bao-tang-12-but-ke-ta-nghe-1527-1688636444.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Zaa3HmaQK_NCRSG0NXKDFg)
Ngày 24/6, buổi giao lưu, hướng dẫn sáng tác truyện với chủ đề "Tinh hoa văn học Việt Nam" diễn ra tại bảo tàng văn học Việt Nam. Mục đích chương trình là nuôi dưỡng cảm xúc và truyền cảm hứng sáng tác tới các bạn nhỏ . Ảnh: Bảo tàng văn học Việt Nam
Cảnh Quân