4h ngày 6/11, triều cường dâng cao nhấn chìm đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Quốc lộ 50 (Bình Chánh), một số đường ở quận Bình Tân... dưới hơn nửa mét nước.
4h ngày 6/11, triều cường dâng cao nhấn chìm đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Quốc lộ 50 (Bình Chánh), một số đường ở quận Bình Tân... dưới hơn nửa mét nước.
Đưa hai con đi học qua đường Lê Văn Lương nhưng xe chết máy giữa biển nước, anh Long (40 tuổi) bảo các con ngồi yên vì không muốn chúng xuống đường ướt quần áo. Hì hục đẩy xe lên vỉa hè sửa chữa nhưng không thể, anh phải nhờ người đi đường hỗ trợ.
"Từ nhà đến trường con tôi khoảng 4-5 km. Bữa nay triều cường lên cao quá, mong xe mau chạy được chứ không sẽ trễ giờ học của tụi nhỏ", anh nói, vẻ lo lắng.
Đưa hai con đi học qua đường Lê Văn Lương nhưng xe chết máy giữa biển nước, anh Long (40 tuổi) bảo các con ngồi yên vì không muốn chúng xuống đường ướt quần áo. Hì hục đẩy xe lên vỉa hè sửa chữa nhưng không thể, anh phải nhờ người đi đường hỗ trợ.
"Từ nhà đến trường con tôi khoảng 4-5 km. Bữa nay triều cường lên cao quá, mong xe mau chạy được chứ không sẽ trễ giờ học của tụi nhỏ", anh nói, vẻ lo lắng.
Tương tự, mẹ con bé Mai Hoa (3 tuổi, huyện Nhà Bè) và nhiều người bị kẹt giữa dòng nước vì xe hỏng.
Bé Phương (học sinh THCS Nguyễn Văn Quý) tỏ ra lúng túng khi sóng nước liên tục đẩy xe đạp ngả nghiêng.
Bé Phương (học sinh THCS Nguyễn Văn Quý) tỏ ra lúng túng khi sóng nước liên tục đẩy xe đạp ngả nghiêng.
Học sinh trường tiểu học Lê Lợi gồng mình đạp xe qua đoạn đường ngập sâu.
Để xe máy bị hỏng tại tiệm sửa chữa, chị Quyên dò dẫm dắt con sát mép vỉa hè để đến ngôi trường gần đấy.
"Tháng nào ở đây cũng ngập 2-3 ngày vì triều cường. Người lớn khổ vầy quen rồi, chỉ thương mấy đứa nhỏ nguy hiểm, vất vả", chị nói.
Để xe máy bị hỏng tại tiệm sửa chữa, chị Quyên dò dẫm dắt con sát mép vỉa hè để đến ngôi trường gần đấy.
"Tháng nào ở đây cũng ngập 2-3 ngày vì triều cường. Người lớn khổ vầy quen rồi, chỉ thương mấy đứa nhỏ nguy hiểm, vất vả", chị nói.
Gia đình anh Hùng phải thuê xe ba gác với giá 50.000 đồng đưa qua đoạn đường ngập dài 3 km.
Anh Long (công nhân) gồng mình lái xe đoạn ngập đến công trình, bắt đầu tuần làm việc mới.
"Từ Bến Tre lên Sài Gòn kiếm sống nhiều năm rồi, tui không còn lạ với cảnh ngập như vầy nữa. Mình đàn ông còn đỡ, chớ mấy chị em phụ nữ, mấy đứa học trò, ngã lên ngã xuống giữa dòng nước trông thương lắm. Giúp được người này thì lại bỏ người kia, làm không xuể", anh Long cho biết.
"Từ Bến Tre lên Sài Gòn kiếm sống nhiều năm rồi, tui không còn lạ với cảnh ngập như vầy nữa. Mình đàn ông còn đỡ, chớ mấy chị em phụ nữ, mấy đứa học trò, ngã lên ngã xuống giữa dòng nước trông thương lắm. Giúp được người này thì lại bỏ người kia, làm không xuể", anh Long cho biết.
Nhà dân hai bên đường bị triều cường tấn công. "Biết trước nước sẽ dâng cao nhưng gia đình tôi không kịp trở tay vì nó xuất hiện từ 4h sáng. Cũng may có tấm kiếng chắn nên trong nhà không bị ngập nặng", anh Cường, sống ven đường Lê Văn Lương, nói.
Nhà dân hai bên đường bị triều cường tấn công. "Biết trước nước sẽ dâng cao nhưng gia đình tôi không kịp trở tay vì nó xuất hiện từ 4h sáng. Cũng may có tấm kiếng chắn nên trong nhà không bị ngập nặng", anh Cường, sống ven đường Lê Văn Lương, nói.
Gần 7h, mực nước còn rất cao khiến người dân huyện Nhà Bè chật vật khi qua lại.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hôm nay đỉnh triều đạt 1,65 m tại trạm Phú An và 1,69 m tại trạm Nhà Bè (cao nhất tính từ đầu năm) khiến các vùng trũng thấp ở TP HCM, nhất là khu vực nội thành, bị ngập úng.
Ngày mai, đỉnh triều đạt mức 1,64 m lúc 5h30 và 1,63 m lúc 18h, sau đó hạ dần.
Gần 7h, mực nước còn rất cao khiến người dân huyện Nhà Bè chật vật khi qua lại.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hôm nay đỉnh triều đạt 1,65 m tại trạm Phú An và 1,69 m tại trạm Nhà Bè (cao nhất tính từ đầu năm) khiến các vùng trũng thấp ở TP HCM, nhất là khu vực nội thành, bị ngập úng.
Ngày mai, đỉnh triều đạt mức 1,64 m lúc 5h30 và 1,63 m lúc 18h, sau đó hạ dần.
Thành Nguyễn