Khoảng một tuần nay, nhà thờ Tân Sa Châu triển khai mô hình "ATM lướt ống", phát các phần cơm, bánh mì, gạo, khoai... cho người nghèo trong Covid-19.
9h ngày 26/6, giáo dân lắp hai ống nhựa dài gần 2 m để phát suất ăn trưa. "Cơm 0 đồng sẽ được thả vào ống cho người khó khăn đến nhận. Việc này vừa đảm bảo giãn cách và không tụ tập đông. Xong việc, chúng tôi sẽ cất ống đi chờ chiều tối làm tiếp", đại diện nhà thờ cho biết.
Khoảng một tuần nay, nhà thờ Tân Sa Châu triển khai mô hình "ATM lướt ống", phát các phần cơm, bánh mì, gạo, khoai... cho người nghèo trong Covid-19.
9h ngày 26/6, giáo dân lắp hai ống nhựa dài gần 2 m để phát suất ăn trưa. "Cơm 0 đồng sẽ được thả vào ống cho người khó khăn đến nhận. Việc này vừa đảm bảo giãn cách và không tụ tập đông. Xong việc, chúng tôi sẽ cất ống đi chờ chiều tối làm tiếp", đại diện nhà thờ cho biết.
Mỗi ngày khoảng 1.000 suất ăn cho ba buổi được nhà thờ chuẩn bị dành tặng cho người khó khăn.
10h, tại cổng chính nhà thờ trên đường Lê Văn Sĩ, 300 phần cơm trưa được "thả ống" đến tận tay người nhận. Những người đến nhận cơm chủ yếu là người bán vé số, nhặt ve chai, xe ôm, vô gia cư và công nhân ở các khu công nghiệp.
Mỗi người chỉ được lấy một suất cơm và phải nhanh chóng di chuyển cho người khác vào nhận.
10h, tại cổng chính nhà thờ trên đường Lê Văn Sĩ, 300 phần cơm trưa được "thả ống" đến tận tay người nhận. Những người đến nhận cơm chủ yếu là người bán vé số, nhặt ve chai, xe ôm, vô gia cư và công nhân ở các khu công nghiệp.
Mỗi người chỉ được lấy một suất cơm và phải nhanh chóng di chuyển cho người khác vào nhận.
"Việc từ thiện kiểu này này rất tiện trong mùa dịch, vừa hạn chế tiếp xúc gần, tránh tụ tập đông người nên ai cũng có cơm ăn", anh Long cho biết, tay liên tục thả các suất ăn vào ống.
"Việc từ thiện kiểu này này rất tiện trong mùa dịch, vừa hạn chế tiếp xúc gần, tránh tụ tập đông người nên ai cũng có cơm ăn", anh Long cho biết, tay liên tục thả các suất ăn vào ống.
Ông Thành bán vé số đi ngang qua thấy phát cơm nên vào nhận. "Bữa giờ dịch bệnh bán ế lắm, ăn uống thì kham khổ nên rất vui khi nhận được phần cơm từ các nhà hảo tâm", ông cho biết.
Ông Thành bán vé số đi ngang qua thấy phát cơm nên vào nhận. "Bữa giờ dịch bệnh bán ế lắm, ăn uống thì kham khổ nên rất vui khi nhận được phần cơm từ các nhà hảo tâm", ông cho biết.
Bé Nguyễn Vũ Công Thanh (13 tuổi) cùng em trai đi lấy hai phần cơm 0 đồng. Cả bố mẹ đều làm công nhân may mặc nên không dư dả nhiều, từ khi dịch bùng phát hai anh em thường dẫn nhau đi lấy đồ ăn từ thiện.
Bé Nguyễn Vũ Công Thanh (13 tuổi) cùng em trai đi lấy hai phần cơm 0 đồng. Cả bố mẹ đều làm công nhân may mặc nên không dư dả nhiều, từ khi dịch bùng phát hai anh em thường dẫn nhau đi lấy đồ ăn từ thiện.
Mỗi suất gồm cơm, thức ăn mặn, canh, mắm... kèm theo chai nước suối. Các món được thay đổi theo từng ngày. Cơm được làm từ thực phẩm sạch do nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho nhà thờ.
Mỗi suất gồm cơm, thức ăn mặn, canh, mắm... kèm theo chai nước suối. Các món được thay đổi theo từng ngày. Cơm được làm từ thực phẩm sạch do nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ cho nhà thờ.
Sau hơn một tiếng, 300 suất ăn được "thả ống" hết. Suốt thời gian trong và sau khi phát cơm, giáo dân đều phun xịt khử khuẩn kỹ càng.
Sau hơn một tiếng, 300 suất ăn được "thả ống" hết. Suốt thời gian trong và sau khi phát cơm, giáo dân đều phun xịt khử khuẩn kỹ càng.
Người dân đứng trước cổng nhà thờ đợi đến lượt nhận cơm miễn phí.
Nhà thờ Tân Sa Châu thành lập năm 1954, thuộc Giáo Hạt Chí Hòa, Tổng Giáo Phận TP HCM, hiện là nơi sinh hoạt của khoảng 5.000 giáo dân.
Người dân đứng trước cổng nhà thờ đợi đến lượt nhận cơm miễn phí.
Nhà thờ Tân Sa Châu thành lập năm 1954, thuộc Giáo Hạt Chí Hòa, Tổng Giáo Phận TP HCM, hiện là nơi sinh hoạt của khoảng 5.000 giáo dân.
Quỳnh Trần