Độc giả Thánh Tuệ cho rằng suy nghĩ cứ đầu tư mạnh tay thì con sẽ thành công là chưa đúng:
Có một thời người ta nghĩ rằng cứ đầu tư tốt cho con cái thì sau này chúng sẽ thành công. Rồi cũng có người thành công kẻ thất bại. Kẻ thất bại thì thay vì ngồi suy nghĩ phương pháp sai ở đâu, sai là gì để cải tiến thì họ chọn cách quay đầu, bẻ lái kết tội việc họ đã quá lãng phí tiền bạc để đầu tư cho con cái. Các bạn thấy cách duy nhất để thành công là "luôn thử lại thêm một lần nữa".
Nhưng đa số trong chúng ta là những kẻ thất bại, không có đủ kiên nhẫn để thử thêm một lẫn nữa và sửa sai. Đặc biệt đối với việc giáo dục con cái thì chúng ta chỉ có cơ hội làm một lần với một đứa trẻ và nếu các bạn có đẻ 5 đứa thì cũng chỉ có 5 lần thử nghiệm. Và phần đông thất bại sẽ quay lại con đường cũ là không làm gì và kể lể, kết tội là đã "nuông chiều", cưng con quá ra hư...
Các bạn phải cân bằng được cán cân tài chính của mình, tức là vừa đầu tư cho con học theo phương pháp phù hợp nhất với kinh tế vừa có khả năng tái đầu tư, tạo của cải, đất đai dữ trữ về sau.
Tất cả chúng ta sẽ không có phương pháp thiên về "cực tả, hay cực hữu" trong việc đầu tư cho con cái vì như thế sẽ dẫn tới suy kiệt và thất bại. Trong tiến hóa không phải loài mạnh nhất sẽ tồn tại mà loài phù hợp nhất sẽ tồn tại. Loài người muốn tiếp tục tồn tại phải là loài phù hợp nhất với tự nhiên chứ không phải mạnh nhất. Cá nhân muốn thành công phải là cá nhân phù hợp nhất với môi trường làm việc chứ không phải là mạnh nhất.
Độc giả Hoàng Minh cho rằng tuỳ theo hoàn cảnh sống mà người giàu và nghèo có những phương pháp giáo dục và kỳ vọng khác nhau về con cái, nhưng cần theo đuổi giá trị chuẩn mực chung:
Người nghèo dạy con học giỏi để mai sau kiếm được việc làm tốt. Người giàu dạy con học giỏi để mai sau dựng lên hoặc mua những công ty tốt. Nên việc cho con học trường quốc tế, dân lập, công lập không quan trọng. Quan trọng là chúng ta phải trang bị cho các con đủ các tốt chất để trở thành một người làm chủ cuộc đời của mình.
Theo quan điểm của tôi thì:
- Làm người tốt: Biết các giá trị truyền thống, yêu thương mọi người, nhân loại, biết chia sẻ với người khó khăn, biết đối nhân xử thế...
- Kiến thức: Học ở đâu cũng được, làm gì thì học kiến thức đó. Học gì thì học thật sâu, không lan man...
- Kỹ năng: Áp dụng kiến thức vào thực tế.
- Thái độ: Thái độ tích cực, không sợ khổ, không sợ khó, làm bằng được.
- Tư duy: Kinh nghiệm (học kinh nghiệm, làm để có kinh nghiệm), sáng tạo (từ kinh nghiệm thì sáng tạo cái mới, cải tiến so với cái kinh nghiệm), đột phá (suy nghĩ những việc chưa ai làm, thử những thứ chưa từng có trên thế giới...).
- Tầm nhìn: Nhìn nhận cục diện xã hội, tổng hợp nhiều kiến thức, đánh giá, phân tích...
- Môi trường đào tạo: Gia đình (quan trọng nhất, dạy làm người, thái độ, tư duy, tầm nhìn), nhà Trường (kiến thức, kỹ năng), xã hội (tư duy, tầm nhìn).
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.