Tại Quảng Bình sáng 21/10, nước lũ bắt đầu rút song nhiều nơi vẫn ngập sâu, giao thông chia cắt. Chị Hà (34 tuổi) ở TP Đồng Hới nhờ hàng xóm đưa 8 con lợn còn sống sau đợt lũ vào bờ. Hơn chục con heo, cùng 200 con gà của chị đã bị nước lũ cuốn trôi. “Hôm kia tôi vớt được khoảng 100 con gà, bán 30.000 đồng mỗi con, rẻ bằng 1/4 so với trước đây, vớt vát được 3 triệu để sau lũ mua lứa gà con mới nuôi lại từ đầu”, chị nói.
Tại Quảng Bình sáng 21/10, nước lũ bắt đầu rút song nhiều nơi vẫn ngập sâu, giao thông chia cắt. Chị Hà (34 tuổi) ở TP Đồng Hới nhờ hàng xóm đưa 8 con lợn còn sống sau đợt lũ vào bờ. Hơn chục con heo, cùng 200 con gà của chị đã bị nước lũ cuốn trôi. “Hôm kia tôi vớt được khoảng 100 con gà, bán 30.000 đồng mỗi con, rẻ bằng 1/4 so với trước đây, vớt vát được 3 triệu để sau lũ mua lứa gà con mới nuôi lại từ đầu”, chị nói.
Ông Bùi Tấn Trọng (44 tuổi) bỏ 3 triệu đồng để thuê ghe chở về khu nhà ngập nước ở phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, chiều 20/10. Ông cho biết, mưa lũ đã giật sập căn nhà và cuốn gần toàn bộ tài sản, vật nuôi của gia đình.
Ông Bùi Tấn Trọng (44 tuổi) bỏ 3 triệu đồng để thuê ghe chở về khu nhà ngập nước ở phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, chiều 20/10. Ông cho biết, mưa lũ đã giật sập căn nhà và cuốn gần toàn bộ tài sản, vật nuôi của gia đình.
Tài sản còn lại của gia đình ông Trọng sau lũ là 4 con bò, khoảng 30 con gà, ba con chó, một bó rơm khô và vài chiếc lồng chăn nuôi.
Tài sản còn lại của gia đình ông Trọng sau lũ là 4 con bò, khoảng 30 con gà, ba con chó, một bó rơm khô và vài chiếc lồng chăn nuôi.
Ông Trọng bắt những con gà còn sống lên bờ để tránh lũ.
Cách đó khoảng 3 km, gia đình ông Trần Văn Tâm (60 tuổi) bị nước lũ cuốn trôi 10 con lợn (mỗi con khoảng 70-80 kg), cùng 10 tấn cá rô phi. Ông Tâm phải thuê ghe chở 50 con lợn còn lại về trú tạm trên quốc lộ 1A.
Cách đó khoảng 3 km, gia đình ông Trần Văn Tâm (60 tuổi) bị nước lũ cuốn trôi 10 con lợn (mỗi con khoảng 70-80 kg), cùng 10 tấn cá rô phi. Ông Tâm phải thuê ghe chở 50 con lợn còn lại về trú tạm trên quốc lộ 1A.
Chị Minh (40 tuổi) chở 15 kg tôm nuôi từ nhà đến khu chợ trên đường Hữu Nghị (TP Đồng Hới) để bán. “Tôi bán rẻ 100.000 đồng mỗi kg để vớt vát chút đỉnh. Nếu tôm không chết thì bán được 180.000 - 200.000 đồng. Nhiều ao tôm mất trắng rồi”, chị nói.
Chị Minh (40 tuổi) chở 15 kg tôm nuôi từ nhà đến khu chợ trên đường Hữu Nghị (TP Đồng Hới) để bán. “Tôi bán rẻ 100.000 đồng mỗi kg để vớt vát chút đỉnh. Nếu tôm không chết thì bán được 180.000 - 200.000 đồng. Nhiều ao tôm mất trắng rồi”, chị nói.
Nước ngập tới gần hết cửa nhà, một hộ dân ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ phải nhốt tạm đàn gà và vịt trong lồng, chờ đưa lên bờ.
Nước ngập tới gần hết cửa nhà, một hộ dân ở thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ phải nhốt tạm đàn gà và vịt trong lồng, chờ đưa lên bờ.
Nghe tình hình bão Saudel với sức gió 75 km/h (cấp 8) tiến vào Biển Đông, người dân xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ được vận động di dời khẩn cấp. Trong đoàn người sơ tán tại ngã ba Cam Liên, ông Nguyễn Văn Ninh vội ôm chú chó của gia đình mới được cứu từ vùng ngập lên bờ.
Nghe tình hình bão Saudel với sức gió 75 km/h (cấp 8) tiến vào Biển Đông, người dân xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ được vận động di dời khẩn cấp. Trong đoàn người sơ tán tại ngã ba Cam Liên, ông Nguyễn Văn Ninh vội ôm chú chó của gia đình mới được cứu từ vùng ngập lên bờ.
Nước lũ tràn vào nhà đã 10 ngày nay, gia đình ông Dũng, ở xã Hương Văn, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế kết những cây chuối thành bè rồi cột vào trụ nhà để đàn vịt nằm. "Nếu không có chỗ nằm, đàn vịt sẽ bị lũ cuốn trôi", ông Dũng nói.
Nước lũ tràn vào nhà đã 10 ngày nay, gia đình ông Dũng, ở xã Hương Văn, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế kết những cây chuối thành bè rồi cột vào trụ nhà để đàn vịt nằm. "Nếu không có chỗ nằm, đàn vịt sẽ bị lũ cuốn trôi", ông Dũng nói.
Tại Quảng Trị, lũ đầu nguồn sông Sa Lung đổ về mạnh vào sáng 20/10, người dân được chính quyền sơ tán đến nơi an toàn. Đàn bò của người dân xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ được đưa lên vùng cao ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, rồi căng bạt tránh mưa và cột dây vào lan can đường.
Tại Quảng Trị, lũ đầu nguồn sông Sa Lung đổ về mạnh vào sáng 20/10, người dân được chính quyền sơ tán đến nơi an toàn. Đàn bò của người dân xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ được đưa lên vùng cao ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, rồi căng bạt tránh mưa và cột dây vào lan can đường.
Người dân phường Đông Lễ, TP Đông Hà, dùng bè chuối đưa một chiếc xe máy ra khỏi vùng lũ.
Gia đình ông Hoàng Đức Huấn, thôn Quảng Xá, Vĩnh Lâm đóng gói tài sản giá trị, chuẩn bị di dời ra nơi an toàn. Ông Huấn cho hay các trận lũ trước, tài sản ướt hết gần hết, nhất là các đồ điện tử, xe máy không thể sữa chữa.
Hai tuần qua, Biển Đông xuất hiện hai áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão, đều ảnh hưởng đến Việt Nam, gây mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất. Thống kê đến sáng 21/10, mưa lũ khiến số người chết tăng lên 111, 22 người mất tích; hơn 200.000 người ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang phải sơ tán.
Gia đình ông Hoàng Đức Huấn, thôn Quảng Xá, Vĩnh Lâm đóng gói tài sản giá trị, chuẩn bị di dời ra nơi an toàn. Ông Huấn cho hay các trận lũ trước, tài sản ướt hết gần hết, nhất là các đồ điện tử, xe máy không thể sữa chữa.
Hai tuần qua, Biển Đông xuất hiện hai áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão, đều ảnh hưởng đến Việt Nam, gây mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất. Thống kê đến sáng 21/10, mưa lũ khiến số người chết tăng lên 111, 22 người mất tích; hơn 200.000 người ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang phải sơ tán.
Nguyễn Đông - Hữu Khoa - Hoàng Táo