Lễ hội Samhain, Ireland và Scotland
Ireland được xem như nơi khai sinh ra lễ hội Halloween hiện đại với nguồn gốc bắt đầu từ các nghi lễ của người Celt và Pagan cổ đại. Một lễ hội mang tên Samhain, hay Samhuinn (nửa cuối năm ánh sáng) đã diễn ra từ hàng nghìn năm trước.
Ngày nay, cả Ireland và Scotland đều tổ chức lễ Halloween bên lửa trại với nhiều trò chơi và món ăn truyền thống như barmbrack, một loại bánh trái cây của Ireland có chứa tiền xu, nút và nhẫn để xem bói. Cụ thể, nhẫn là biểu tượng của hôn nhân, trong khi tiền xu có nghĩa là sự giàu có trong năm tới. Ảnh: Beltane Fire Society
Lễ hội Samhain, Ireland và Scotland
Ireland được xem như nơi khai sinh ra lễ hội Halloween hiện đại với nguồn gốc bắt đầu từ các nghi lễ của người Celt và Pagan cổ đại. Một lễ hội mang tên Samhain, hay Samhuinn (nửa cuối năm ánh sáng) đã diễn ra từ hàng nghìn năm trước.
Ngày nay, cả Ireland và Scotland đều tổ chức lễ Halloween bên lửa trại với nhiều trò chơi và món ăn truyền thống như barmbrack, một loại bánh trái cây của Ireland có chứa tiền xu, nút và nhẫn để xem bói. Cụ thể, nhẫn là biểu tượng của hôn nhân, trong khi tiền xu có nghĩa là sự giàu có trong năm tới. Ảnh: Beltane Fire Society
Ngày của Người Chết Dia De Los Muertos, Mexico
Hai ngày đầu tiên của tháng 11, người Mexico và một bộ phận người dân Mỹ Latin ăn mừng Día de los Muertos (Ngày của Người Chết) để tưởng nhớ những người đã qua đời. Họ tin rằng Cổng Thiên đường mở ra vào nửa đêm 31/10 để linh hồn trở về Trái đất, đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn của những người lớn cũng sẽ xuống trần gian để tham gia các lễ hội.
Ngày lễ được tổ chức với bàn thờ trong nhà bày đủ loại trái cây, đậu phộng, gà tây, soda, chocolate nóng, nước, những chồng bánh ngô và một loại bánh đặc biệt dành cho ngày lễ gọi là pan de muerto (bánh mì của người chết), được để lại như đồ cúng. Đối với linh hồn của trẻ em, các gia đình để lại đồ chơi và bánh kẹo, trong khi linh hồn người trưởng thành nhận được thuốc lá và rượu mezcal (loại đồ uống có cồn được làm từ cây thùa, vị khá giống tequila). Ảnh: G Adventures
Ngày của Người Chết Dia De Los Muertos, Mexico
Hai ngày đầu tiên của tháng 11, người Mexico và một bộ phận người dân Mỹ Latin ăn mừng Día de los Muertos (Ngày của Người Chết) để tưởng nhớ những người đã qua đời. Họ tin rằng Cổng Thiên đường mở ra vào nửa đêm 31/10 để linh hồn trở về Trái đất, đoàn tụ với gia đình trong 24 giờ. Vào ngày 2/11, linh hồn của những người lớn cũng sẽ xuống trần gian để tham gia các lễ hội.
Ngày lễ được tổ chức với bàn thờ trong nhà bày đủ loại trái cây, đậu phộng, gà tây, soda, chocolate nóng, nước, những chồng bánh ngô và một loại bánh đặc biệt dành cho ngày lễ gọi là pan de muerto (bánh mì của người chết), được để lại như đồ cúng. Đối với linh hồn của trẻ em, các gia đình để lại đồ chơi và bánh kẹo, trong khi linh hồn người trưởng thành nhận được thuốc lá và rượu mezcal (loại đồ uống có cồn được làm từ cây thùa, vị khá giống tequila). Ảnh: G Adventures
Ngày của Dracula, Romania
Hàng năm, du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến ăn mừng Halloween tại Lâu đài Bran ở Transylvania, Romania. Tòa lâu đài nổi tiếng vì gắn liền với hoàng tử Vlad Tepes trị vì xứ Wallachia, kẻ có thú vui tàn bạo là dùng cọc xiên vào thân thể các nạn nhân của mình. Vlad chính là người tạo cảm hứng cho Bram Stoker viết nên tác phẩm về Bá tước Dracula.
Du khách có thể mua tour tham quan và tiệc tùng tại lâu đài của Bá tước Dracula vào dịp Halloween, qua đêm tại đây. Năm nay, do Covid-19, lâu đài chỉ tổ chức tiệc Halloween online vào tối 31/10, lúc 18h (giờ địa phương). Ảnh: Smallcrazy
Ngày của Dracula, Romania
Hàng năm, du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến ăn mừng Halloween tại Lâu đài Bran ở Transylvania, Romania. Tòa lâu đài nổi tiếng vì gắn liền với hoàng tử Vlad Tepes trị vì xứ Wallachia, kẻ có thú vui tàn bạo là dùng cọc xiên vào thân thể các nạn nhân của mình. Vlad chính là người tạo cảm hứng cho Bram Stoker viết nên tác phẩm về Bá tước Dracula.
Du khách có thể mua tour tham quan và tiệc tùng tại lâu đài của Bá tước Dracula vào dịp Halloween, qua đêm tại đây. Năm nay, do Covid-19, lâu đài chỉ tổ chức tiệc Halloween online vào tối 31/10, lúc 18h (giờ địa phương). Ảnh: Smallcrazy
Lễ diễu hành Halloween Kawasaki, Nhật Bản
Halloween Kawasaki là cuộc diễu hành lớn nhất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia. Do lễ hội có các hướng dẫn và tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bạn phải đăng ký tham gia hai tháng trước khi cuộc diễu hành bắt đầu. Năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, ban tổ chức quyết định tổ chức một cuộc thi hoá trang online, với chủ đề là Cyberspace, yêu cầu thí sinh từ khắp nơi trên thế giới đăng tải hình ảnh, video lên mạng để tranh tài. Người thắng cuộc có thể nhận giải thưởng tới 500.000 yen (hơn 110 triệu đồng). Ảnh: Sumikai
Lễ diễu hành Halloween Kawasaki, Nhật Bản
Halloween Kawasaki là cuộc diễu hành lớn nhất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia. Do lễ hội có các hướng dẫn và tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bạn phải đăng ký tham gia hai tháng trước khi cuộc diễu hành bắt đầu. Năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, ban tổ chức quyết định tổ chức một cuộc thi hoá trang online, với chủ đề là Cyberspace, yêu cầu thí sinh từ khắp nơi trên thế giới đăng tải hình ảnh, video lên mạng để tranh tài. Người thắng cuộc có thể nhận giải thưởng tới 500.000 yen (hơn 110 triệu đồng). Ảnh: Sumikai
Pangangaluluwa tại Philippines
Pangangaluluwa là truyền thống ở Philippines, nơi trẻ em mặc những bộ trang phục đến từng nhà, hát và cầu nguyện cho những linh hồn bị mắc kẹt trong luyện ngục. Ngày nay, trong khi nghi lễ này được thay thế bằng trò "Cho kẹo hay bị ghẹo", một số thị trấn vẫn duy trì và mong muốn hồi sinh Pangangaluluwa để giữ gìn truyền thống và gây quỹ tại địa phương. Ảnh: Inquirer
Pangangaluluwa tại Philippines
Pangangaluluwa là truyền thống ở Philippines, nơi trẻ em mặc những bộ trang phục đến từng nhà, hát và cầu nguyện cho những linh hồn bị mắc kẹt trong luyện ngục. Ngày nay, trong khi nghi lễ này được thay thế bằng trò "Cho kẹo hay bị ghẹo", một số thị trấn vẫn duy trì và mong muốn hồi sinh Pangangaluluwa để giữ gìn truyền thống và gây quỹ tại địa phương. Ảnh: Inquirer
Pitru Paksha tại Ấn Độ
Trong 16 ngày lễ Paksha thứ hai của tháng Bhadrapada theo âm lịch của người Hindu, nhiều người ở Ấn Độ tổ chức lễ Pitru Paksha. Năm nay lễ hội diễn ra từ 1-17/9.
Tín đồ Hindu tin rằng khi một người qua đời, thần chết Yama sẽ đưa linh hồn của người đó đến luyện ngục (nơi nằm giữa Thiên đường và Địa ngục), nơi họ sẽ tìm thấy ba thế hệ cuối cùng trong gia đình. Trong Pitru Paksha, các linh hồn được phép trở lại Trái đất và ở với gia đình của họ trong thời gian ngắn.
Để giữ vị trí của gia đình họ ở thế giới bên kia, người ta phải thực hiện nghi lễ Shraddha, bao gồm nghi lễ đốt lửa. Nếu nghi lễ này không được thực hiện, linh hồn sẽ lang thang trên Trái đất vĩnh viễn. Trong lễ Pitru Paksha, các gia đình cúng cho người đã khuất thức ăn như kheer (gạo ngọt và sữa), lapsi (một loại cháo ngọt), gạo, đậu lăng, đậu mùa xuân và bí ngô... nấu trong nồi bạc hoặc đồng và bày trên lá chuối. Ảnh: Times Now
Pitru Paksha tại Ấn Độ
Trong 16 ngày lễ Paksha thứ hai của tháng Bhadrapada theo âm lịch của người Hindu, nhiều người ở Ấn Độ tổ chức lễ Pitru Paksha. Năm nay lễ hội diễn ra từ 1-17/9.
Tín đồ Hindu tin rằng khi một người qua đời, thần chết Yama sẽ đưa linh hồn của người đó đến luyện ngục (nơi nằm giữa Thiên đường và Địa ngục), nơi họ sẽ tìm thấy ba thế hệ cuối cùng trong gia đình. Trong Pitru Paksha, các linh hồn được phép trở lại Trái đất và ở với gia đình của họ trong thời gian ngắn.
Để giữ vị trí của gia đình họ ở thế giới bên kia, người ta phải thực hiện nghi lễ Shraddha, bao gồm nghi lễ đốt lửa. Nếu nghi lễ này không được thực hiện, linh hồn sẽ lang thang trên Trái đất vĩnh viễn. Trong lễ Pitru Paksha, các gia đình cúng cho người đã khuất thức ăn như kheer (gạo ngọt và sữa), lapsi (một loại cháo ngọt), gạo, đậu lăng, đậu mùa xuân và bí ngô... nấu trong nồi bạc hoặc đồng và bày trên lá chuối. Ảnh: Times Now
Dzień Zaduszny, Ba Lan
Ngày Dzień Zaduszny diễn ra vào 2/11 hàng năm, là dịp người dân Ba Lan đến các nghĩa trang để thăm mộ của người thân quá cố (Dzień Zaduszny giống như Ngày Các Đẳng của người Công giáo). Ngày lễ được tổ chức với nến, hoa và lễ cầu nguyện cho những người thân đã khuất. Vào ngày thứ hai của lễ hội, mọi người tham dự một lễ cầu siêu cho linh hồn người chết. Ảnh: PAP
Dzień Zaduszny, Ba Lan
Ngày Dzień Zaduszny diễn ra vào 2/11 hàng năm, là dịp người dân Ba Lan đến các nghĩa trang để thăm mộ của người thân quá cố (Dzień Zaduszny giống như Ngày Các Đẳng của người Công giáo). Ngày lễ được tổ chức với nến, hoa và lễ cầu nguyện cho những người thân đã khuất. Vào ngày thứ hai của lễ hội, mọi người tham dự một lễ cầu siêu cho linh hồn người chết. Ảnh: PAP
Lễ hội Awuru Odo, Nigeria
Lễ hội Awuru Odo được tổ chức để chào mừng những người bạn và thành viên gia đình đã ra đi “trở về” với cuộc sống. Kéo dài đến sáu tháng, ngày lễ được tổ chức với các bữa tiệc linh đình, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết quay lại nơi vĩnh hằng. Mặc dù là nghi lễ quan trọng, Odo diễn ra hai năm một lần, khi người ta tin rằng các linh hồn trở lại Trái đất. Ảnh: Wikimedia Commons
Lễ hội Awuru Odo, Nigeria
Lễ hội Awuru Odo được tổ chức để chào mừng những người bạn và thành viên gia đình đã ra đi “trở về” với cuộc sống. Kéo dài đến sáu tháng, ngày lễ được tổ chức với các bữa tiệc linh đình, âm nhạc và mặt nạ trước khi người chết quay lại nơi vĩnh hằng. Mặc dù là nghi lễ quan trọng, Odo diễn ra hai năm một lần, khi người ta tin rằng các linh hồn trở lại Trái đất. Ảnh: Wikimedia Commons
Oginissanti, Italy
Lễ Các Thánh, ngày 1/11, là ngày quốc lễ của Italy. Được biết đến nhiều hơn với cái tên Ognissanti hay Tutti i santi trong tiếng Italy, lễ thường bắt đầu từ vài ngày trước. Người dân sẽ để hoa tươi trên mộ của người thân quá cố và cả người lạ, biến nghĩa trang vào ngày này thành nơi đầy màu sắc.
Ngoài ra, họ cũng bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất bằng cách đặt một ngọn nến đỏ trên cửa sổ vào lúc hoàng hôn, và sắp xếp một vị trí trên bàn ăn trưa cho những linh hồn mà họ hy vọng sẽ đến thăm. Ảnh: EyeItalia
Oginissanti, Italy
Lễ Các Thánh, ngày 1/11, là ngày quốc lễ của Italy. Được biết đến nhiều hơn với cái tên Ognissanti hay Tutti i santi trong tiếng Italy, lễ thường bắt đầu từ vài ngày trước. Người dân sẽ để hoa tươi trên mộ của người thân quá cố và cả người lạ, biến nghĩa trang vào ngày này thành nơi đầy màu sắc.
Ngoài ra, họ cũng bày tỏ lòng thành kính với những người đã khuất bằng cách đặt một ngọn nến đỏ trên cửa sổ vào lúc hoàng hôn, và sắp xếp một vị trí trên bàn ăn trưa cho những linh hồn mà họ hy vọng sẽ đến thăm. Ảnh: EyeItalia
Sao Vy (Theo Uberly)