Hơn 8h ngày 25/8, nhiều người đứng giãn cách mua hàng tại mô hình "đưa chợ ra phố" trên đường Bà Triệu, phường Phương Sài. Chợ có hơn 15 gian hàng, bán đầy đủ thịt cá, rau củ quả, cùng các mặt hàng thiết yếu.
Chợ hoạt động từ 6h đến 17h mỗi ngày và chỉ những tình nguyện viên, tổ hỗ trợ đi chợ giúp các hộ dân, dân phố được chính quyền phát thẻ.
Động thái lập 23 chợ dã chiến và 3 siêu thị mini bằng xe buýt tại 23 xã, phường được chính quyền TP Nha Trang đưa ra sau một tháng đóng cửa chợ truyền thống, siêu thị để chống dịch.
Hơn 8h ngày 25/8, nhiều người đứng giãn cách mua hàng tại mô hình "đưa chợ ra phố" trên đường Bà Triệu, phường Phương Sài. Chợ có hơn 15 gian hàng, bán đầy đủ thịt cá, rau củ quả, cùng các mặt hàng thiết yếu.
Chợ hoạt động từ 6h đến 17h mỗi ngày và chỉ những tình nguyện viên, tổ hỗ trợ đi chợ giúp các hộ dân, dân phố được chính quyền phát thẻ.
Động thái lập 23 chợ dã chiến và 3 siêu thị mini bằng xe buýt tại 23 xã, phường được chính quyền TP Nha Trang đưa ra sau một tháng đóng cửa chợ truyền thống, siêu thị để chống dịch.
Trên đoạn đường dài hơn 100 m, lực lượng chức năng kẻ ô, phân các sạp hàng cách nhau 5 m để đảm bảo giãn cách. Chợ có hơn chục người gồm dân quân tự vệ, UBND phường, tình nguyện viên, công an làm nhiệm vụ nhắc nhở người dân đứng giãn cách và điều phối người ra vào.
Bà Trần Thị Thu, Phó chủ tịch UBND phường Phương Sài cho biết các tiểu thương khi buôn bán ở đây phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV trong thời hạn 3 ngày. "Họ cũng phải đăng ký với địa phương về nguồn hàng, chất lượng hàng hóa, cũng như giá cả mức bình ổn", bà Thu nói và cho hay trung bình mỗi ngày, chợ phục vụ hơn 50 lượt khách hàng.
Trên đoạn đường dài hơn 100 m, lực lượng chức năng kẻ ô, phân các sạp hàng cách nhau 5 m để đảm bảo giãn cách. Chợ có hơn chục người gồm dân quân tự vệ, UBND phường, tình nguyện viên, công an làm nhiệm vụ nhắc nhở người dân đứng giãn cách và điều phối người ra vào.
Bà Trần Thị Thu, Phó chủ tịch UBND phường Phương Sài cho biết các tiểu thương khi buôn bán ở đây phải có giấy xét nghiệm âm tính nCoV trong thời hạn 3 ngày. "Họ cũng phải đăng ký với địa phương về nguồn hàng, chất lượng hàng hóa, cũng như giá cả mức bình ổn", bà Thu nói và cho hay trung bình mỗi ngày, chợ phục vụ hơn 50 lượt khách hàng.
Là thành viên tổ cứu trợ Covid-19 của khu phố 8, bà Nguyễn Thị Bích Thảo (58 tuổi) ở phường Phương Sài nhận đơn đi chợ mua hộ cho người dân. Mỗi ngày bà Thảo nhận 5-7 đơn hàng, sau đó giao tận nhà dân.
Là thành viên tổ cứu trợ Covid-19 của khu phố 8, bà Nguyễn Thị Bích Thảo (58 tuổi) ở phường Phương Sài nhận đơn đi chợ mua hộ cho người dân. Mỗi ngày bà Thảo nhận 5-7 đơn hàng, sau đó giao tận nhà dân.
"Đa số người dân đều nhờ mua hàng thiết yếu như rau, cá, chanh... nên cũng dễ lựa chọn", bà Bích Thảo nói, khi đang chọn mua rau.
"Đa số người dân đều nhờ mua hàng thiết yếu như rau, cá, chanh... nên cũng dễ lựa chọn", bà Bích Thảo nói, khi đang chọn mua rau.
Tại phường Xuân Huân, người dân đi chợ được bố trí trên các ghế, chờ tới lượt vào mua hàng tại siêu thị mini bằng xe buýt đặt tại khuôn viên trường THCS Yersin. Khu vực này được tổ dân phố phát phiếu đi chợ 3 ngày một lần.
Tại phường Xuân Huân, người dân đi chợ được bố trí trên các ghế, chờ tới lượt vào mua hàng tại siêu thị mini bằng xe buýt đặt tại khuôn viên trường THCS Yersin. Khu vực này được tổ dân phố phát phiếu đi chợ 3 ngày một lần.
Trong xe buýt, chị Bùi Nguyên Châu (33 tuổi) chọn mua các loại rau củ. Để đảm bảo phòng dịch, mỗi lượt mua sắm chỉ hai khách được lên xe buýt, lên từ cửa trước và xuống tại cửa sau.
Trong xe buýt, chị Bùi Nguyên Châu (33 tuổi) chọn mua các loại rau củ. Để đảm bảo phòng dịch, mỗi lượt mua sắm chỉ hai khách được lên xe buýt, lên từ cửa trước và xuống tại cửa sau.
Tương tự, UBND phường Phước Hòa cũng triển khai mô hình chợ dã chiến với 9 gian hàng trong khuôn viên rộng gần 400 m2.
Các sạp hàng được bố trí giãn cách nhau, sau đó căng dây dây xung quanh để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và người mua.
Tương tự, UBND phường Phước Hòa cũng triển khai mô hình chợ dã chiến với 9 gian hàng trong khuôn viên rộng gần 400 m2.
Các sạp hàng được bố trí giãn cách nhau, sau đó căng dây dây xung quanh để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và người mua.
Hàng hóa sau khi mua được các tình nguyện viên đưa về tập kết tại nhà văn hóa khu phố, sau đó phân loại theo đơn cho vào túi nylon và đánh dấu tên từng người nhờ mua để đi giao.
Hàng hóa sau khi mua được các tình nguyện viên đưa về tập kết tại nhà văn hóa khu phố, sau đó phân loại theo đơn cho vào túi nylon và đánh dấu tên từng người nhờ mua để đi giao.
Bà Nguyễn Thị Thu Vân (52 tuổi, bên trái, Hội trưởng phụ nữ tổ dân phố 7, phường Phương Sài) giao số thực phẩm đến tận nhà cho hộ dân trên đường Phan Đình Giót.
Theo bà Vân, người dân trong khu phố sẽ được thông báo đăng ký các món hàng muốn mua và gửi lại danh mục chiều hôm trước, kèm số điện thoại. "Có hộ đưa tiền trước, nhưng cũng có người trả tiền sau. Trong các túi đồ mình sẽ để hoá đơn có sẵn giá các món hàng đã mua", bà Vân nói.
TP Nha Trang đã trải qua 48 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đợt mới kéo dài đến ngày 7/9. Hiện thành phố đã ghi nhận 3.383 ca dương tính trong tổng số 5.794 ca nhiễm toàn tỉnh Khánh Hòa.
Bà Nguyễn Thị Thu Vân (52 tuổi, bên trái, Hội trưởng phụ nữ tổ dân phố 7, phường Phương Sài) giao số thực phẩm đến tận nhà cho hộ dân trên đường Phan Đình Giót.
Theo bà Vân, người dân trong khu phố sẽ được thông báo đăng ký các món hàng muốn mua và gửi lại danh mục chiều hôm trước, kèm số điện thoại. "Có hộ đưa tiền trước, nhưng cũng có người trả tiền sau. Trong các túi đồ mình sẽ để hoá đơn có sẵn giá các món hàng đã mua", bà Vân nói.
TP Nha Trang đã trải qua 48 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, đợt mới kéo dài đến ngày 7/9. Hiện thành phố đã ghi nhận 3.383 ca dương tính trong tổng số 5.794 ca nhiễm toàn tỉnh Khánh Hòa.
Xuân Ngọc