Khu vực 559,1 hecta rừng do cộng đồng thôn Cha Măng, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông được giao quản lý.
Huyện miền núi Nam Đông nằm ở phía đông nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích rừng tự nhiên lớn, là nơi tập trung nhiều người dân Cơ Tu sinh sống. Người dân Cơ Tu xem rừng là nguồn sống, bảo vệ rừng là bảo vệ cộng đồng, bảo vệ nguồn sống.
Khu vực 559,1 hecta rừng do cộng đồng thôn Cha Măng, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông được giao quản lý.
Huyện miền núi Nam Đông nằm ở phía đông nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích rừng tự nhiên lớn, là nơi tập trung nhiều người dân Cơ Tu sinh sống. Người dân Cơ Tu xem rừng là nguồn sống, bảo vệ rừng là bảo vệ cộng đồng, bảo vệ nguồn sống.
Người dân thôn Cha Măng thành lập các tổ bảo vệ rừng cộng đồng. Hàng tháng, tổ bảo vệ cùng nhau tuần tra, kiểm tra hiện trạng rừng xem có dấu vết bị xâm hại hay không.
Khu vực rừng cộng đồng cách xa khu dân cư nên đường đi xa, mùa mưa đường đi dốc, lầy lội.
Người dân thôn Cha Măng thành lập các tổ bảo vệ rừng cộng đồng. Hàng tháng, tổ bảo vệ cùng nhau tuần tra, kiểm tra hiện trạng rừng xem có dấu vết bị xâm hại hay không.
Khu vực rừng cộng đồng cách xa khu dân cư nên đường đi xa, mùa mưa đường đi dốc, lầy lội.
Tổ bảo vệ phải lội suối, băng rừng đến những nơi hẻo lánh. Người dân thường mang theo rựa, nước uống, tăng võng để đi tuần tra dài ngày.
Tổ bảo vệ phải lội suối, băng rừng đến những nơi hẻo lánh. Người dân thường mang theo rựa, nước uống, tăng võng để đi tuần tra dài ngày.
Được sự giúp đỡ của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), cộng đồng bảo vệ rừng thôn Cha Măng đã phát triển lên 52 thành viên, chia làm 4 tổ. Mỗi chuyến đi, các thành viên thường dùng máy tính bảng để kiểm tra vị trí, xác định ranh giới, hiện trạng rừng.
Được sự giúp đỡ của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), cộng đồng bảo vệ rừng thôn Cha Măng đã phát triển lên 52 thành viên, chia làm 4 tổ. Mỗi chuyến đi, các thành viên thường dùng máy tính bảng để kiểm tra vị trí, xác định ranh giới, hiện trạng rừng.
Thành viên trong tổ tuần tra dùng ống nhòm để quan sát khu vực rừng được giao bảo vệ.
Theo quy trình bảo vệ, các cây có kích thước lớn sẽ được bôi sơn đỏ đánh dấu. Hàng tháng, tổ bảo vệ sẽ tuần tra xem rừng có bị chặt phá, người dân lấn chiếm đất hay không.
Theo quy trình bảo vệ, các cây có kích thước lớn sẽ được bôi sơn đỏ đánh dấu. Hàng tháng, tổ bảo vệ sẽ tuần tra xem rừng có bị chặt phá, người dân lấn chiếm đất hay không.
Ngoài việc bảo vệ rừng cộng đồng, người dân thôn Cha Măng cũng phát triển kinh tế dưới tán cây. Họ thường phát quang khu vực rừng nghèo để trồng các loài cây bản địa như gừng gió, lim xanh.
Ngoài việc bảo vệ rừng cộng đồng, người dân thôn Cha Măng cũng phát triển kinh tế dưới tán cây. Họ thường phát quang khu vực rừng nghèo để trồng các loài cây bản địa như gừng gió, lim xanh.
Thành viên nữ thuộc tổ bảo vệ chuẩn bị cây gừng gió để mang vào rừng ươm trồng.
Họ trồng cây gừng gió dưới tán rừng cộng đồng. Đây là cách phát triển kinh tế rừng bền vững, được chính quyền khuyến khích.
Họ trồng cây gừng gió dưới tán rừng cộng đồng. Đây là cách phát triển kinh tế rừng bền vững, được chính quyền khuyến khích.
Cây gừng gió nằm trong khu vực rừng cộng đồng do người dân thôn Cha Măng trồng và quản lý. Nó được bán để làm dược liệu.
Cây gừng gió nằm trong khu vực rừng cộng đồng do người dân thôn Cha Măng trồng và quản lý. Nó được bán để làm dược liệu.
Nhiều năm qua, nhờ sự chung tay của cộng đồng, những cánh rừng ở thôn Cha Măng đang được hồi sinh. Hàng tháng, các tổ bảo vệ tuyên truyền đến người dân về lợi ích phát triển rừng cây bản địa bền vững.
Nhiều năm qua, nhờ sự chung tay của cộng đồng, những cánh rừng ở thôn Cha Măng đang được hồi sinh. Hàng tháng, các tổ bảo vệ tuyên truyền đến người dân về lợi ích phát triển rừng cây bản địa bền vững.
Võ Thạnh