Theo tạp chí du lịch Atlas Obscura (Mỹ), làng Geamana ở hạt Alba, cách thành phố Alba Iulia khoảng 30 km về phía đông bắc, từng có thời gian phồn thịnh, người dân sống vui vẻ, hạnh phúc.
Tuy nhiên, đến năm 1977, một số người phát hiện mỏ đồng ở dãy núi Apuseni, gần Geamana. Nicolae Ceausescu, lãnh đạo Romania khi đó, quyết định cho khai thác mỏ đồng và xem làng Geamana là "cái bát hoàn hảo để chứa món súp độc hại mới nấu của mình". Trong năm 1977, Ceausescu ra lệnh sơ tán toàn bộ ngôi làng để làm ngập khu vực.
Trong ảnh là đỉnh tháp một nhà thờ nhô lên mặt nước ô nhiễm. Ảnh: Cristian Lipovan
Theo tạp chí du lịch Atlas Obscura (Mỹ), làng Geamana ở hạt Alba, cách thành phố Alba Iulia khoảng 30 km về phía đông bắc, từng có thời gian phồn thịnh, người dân sống vui vẻ, hạnh phúc.
Tuy nhiên, đến năm 1977, một số người phát hiện mỏ đồng ở dãy núi Apuseni, gần Geamana. Nicolae Ceausescu, lãnh đạo Romania khi đó, quyết định cho khai thác mỏ đồng và xem làng Geamana là "cái bát hoàn hảo để chứa món súp độc hại mới nấu của mình". Trong năm 1977, Ceausescu ra lệnh sơ tán toàn bộ ngôi làng để làm ngập khu vực.
Trong ảnh là đỉnh tháp một nhà thờ nhô lên mặt nước ô nhiễm. Ảnh: Cristian Lipovan
Trong thời kỳ đầu, mỏ Rosia Poieni cung cấp lượng quặng chứa 11.000 tấn đồng mỗi năm. Việc khai thác đồng đã tạo ra lượng lớn chất thải độc hại cần được xử lý.
Ảnh trên cho thấy hồ nước có những mảng xanh đỏ, là các chất độc hại từ mỏ thải ra. Ảnh: Cristian Lipovan
Trong thời kỳ đầu, mỏ Rosia Poieni cung cấp lượng quặng chứa 11.000 tấn đồng mỗi năm. Việc khai thác đồng đã tạo ra lượng lớn chất thải độc hại cần được xử lý.
Ảnh trên cho thấy hồ nước có những mảng xanh đỏ, là các chất độc hại từ mỏ thải ra. Ảnh: Cristian Lipovan
Một ngôi mộ trong hồ nước thải. Theo tạp chí khoa học ZME, chính quyền từng hứa di dời các ngôi mộ trước khi xả nước nhưng không thực hiện. Ảnh: Cristian Lipovan
Một ngôi mộ trong hồ nước thải. Theo tạp chí khoa học ZME, chính quyền từng hứa di dời các ngôi mộ trước khi xả nước nhưng không thực hiện. Ảnh: Cristian Lipovan
Dư lượng sắt, lưu huỳnh tạo ra những mảng loang lổ trong hồ nước. Khi đến đây vào năm 2019, nhiếp ảnh gia Cristian Lipovan nói mọi thứ đều bị nhiễm độc, từ nước, cây cối tới động vật. Nước hồ dâng lên nhanh chóng, đe dọa cuộc sống của một số người dân vẫn bám trụ gần khu vực này. Ảnh: Cristian Lipovan
Dư lượng sắt, lưu huỳnh tạo ra những mảng loang lổ trong hồ nước. Khi đến đây vào năm 2019, nhiếp ảnh gia Cristian Lipovan nói mọi thứ đều bị nhiễm độc, từ nước, cây cối tới động vật. Nước hồ dâng lên nhanh chóng, đe dọa cuộc sống của một số người dân vẫn bám trụ gần khu vực này. Ảnh: Cristian Lipovan
Nhà thờ bị ngập ló dạng trong ánh bình minh. Ảnh: Zastavki
400 gia đình phải sơ tán khi ngôi làng trở thành "cái bát chứa súp độc". Khi việc khai thác đồng được mở rộng, diện tích hồ chứa nước thải lớn thêm, dần nuốt chửng cả ngôi làng. Những thứ còn sót lại có thể nhìn thấy được của ngôi làng là nhà thờ và lác đác vài căn nhà dân.
Ban đầu, người dân được thông báo chuyển đến ngôi làng mới cách Geamana 7 km nhưng trên thực tế họ phải đi xa 100 km. Mỗi hộ được chính quyền trợ cấp số tiền nhỏ và một mảnh đất. Ảnh: ZME
400 gia đình phải sơ tán khi ngôi làng trở thành "cái bát chứa súp độc". Khi việc khai thác đồng được mở rộng, diện tích hồ chứa nước thải lớn thêm, dần nuốt chửng cả ngôi làng. Những thứ còn sót lại có thể nhìn thấy được của ngôi làng là nhà thờ và lác đác vài căn nhà dân.
Ban đầu, người dân được thông báo chuyển đến ngôi làng mới cách Geamana 7 km nhưng trên thực tế họ phải đi xa 100 km. Mỗi hộ được chính quyền trợ cấp số tiền nhỏ và một mảnh đất. Ảnh: ZME
Nhà của vài người dân vẫn bám trụ lại ngôi làng. Một số báo cáo năm 2019 cho thấy nước hồ vẫn tiếp tục dâng, gần 1 m mỗi năm. Ảnh: Cristian Lipovan
Nhà của vài người dân vẫn bám trụ lại ngôi làng. Một số báo cáo năm 2019 cho thấy nước hồ vẫn tiếp tục dâng, gần 1 m mỗi năm. Ảnh: Cristian Lipovan
Hình ảnh hồ nước chứa chất độc xyanua và nhiều loại hóa chất khác được chụp tháng 3/2014. Theo ZME, Romania đang cân nhắc một kế hoạch khai thác khác ở khu vực. Tuy nhiên, người dân phản đối vì lo ngại một thảm họa môi trường có thể xảy ra.
Hình ảnh hồ nước chứa chất độc xyanua và nhiều loại hóa chất khác được chụp tháng 3/2014. Theo ZME, Romania đang cân nhắc một kế hoạch khai thác khác ở khu vực. Tuy nhiên, người dân phản đối vì lo ngại một thảm họa môi trường có thể xảy ra.
Hiện Geamana là điểm đến của một số người du lịch tự do tìm kiếm sự mạo hiểm. Trên Tripadvisor, người dùng có tên MPOT cho biết đã đến đây vào tháng 8/2019. Cô nhìn thấy một số người vẫn sinh sống, chăn bò ở khu vực. Ảnh: MPOT
Hiện Geamana là điểm đến của một số người du lịch tự do tìm kiếm sự mạo hiểm. Trên Tripadvisor, người dùng có tên MPOT cho biết đã đến đây vào tháng 8/2019. Cô nhìn thấy một số người vẫn sinh sống, chăn bò ở khu vực. Ảnh: MPOT
Làng Geamana trước và sau khi bị nước thải nhấn chìm. Ảnh: boredpanda.com
Hoài Anh