Thái miếu nhà Hậu Lê toạ lạc trên diện tích hơn 4.200 m2 ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá. Ngôi đền cổ gồm các công trình liên tiếp nhau như nghinh môn, sân điện, tiền điện và hậu điện.
Theo sử sách, Thái miếu nhà Hậu Lê vốn được xây dựng tại vùng đất Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) dưới đời vua Lê Thái Tổ và hoàn chỉnh thời các vua kế vị Lê Thái Tông (1433-1442) và Lê Nhân Tông (1442-1459). Sau khi bị hỏa hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long với tên gọi là điện Hoằng Đức.
Đến năm 1805, vua Gia Long ra lệnh chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ, bên cạnh trấn thành Thanh Hóa nay là làng Quảng Xá, phường Đông Vệ.
Thái miếu nhà Hậu Lê toạ lạc trên diện tích hơn 4.200 m2 ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá. Ngôi đền cổ gồm các công trình liên tiếp nhau như nghinh môn, sân điện, tiền điện và hậu điện.
Theo sử sách, Thái miếu nhà Hậu Lê vốn được xây dựng tại vùng đất Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) dưới đời vua Lê Thái Tổ và hoàn chỉnh thời các vua kế vị Lê Thái Tông (1433-1442) và Lê Nhân Tông (1442-1459). Sau khi bị hỏa hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long với tên gọi là điện Hoằng Đức.
Đến năm 1805, vua Gia Long ra lệnh chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ, bên cạnh trấn thành Thanh Hóa nay là làng Quảng Xá, phường Đông Vệ.
Nghinh môn đền Lê nằm cạnh một con đường nhỏ ở làng Quảng Xá.
Tiếp sau nghinh môn là đến bình phong rồi sân điện. Trước đây, nơi này có hai dãy nhà tả vu và hữu vu (hai dãy nhà bên), mỗi dãy gồm 7 gian nhưng sau đó bị phá huỷ. Công trình hiện được tỉnh Thanh Hoá cho trùng tu tôn tạo.
Tiếp sau nghinh môn là đến bình phong rồi sân điện. Trước đây, nơi này có hai dãy nhà tả vu và hữu vu (hai dãy nhà bên), mỗi dãy gồm 7 gian nhưng sau đó bị phá huỷ. Công trình hiện được tỉnh Thanh Hoá cho trùng tu tôn tạo.
Kiến trúc chính của Thái miếu gồm hai tòa Tiền điện và Hậu điện được bố trí liền nhau gồm 7 gian, mái được lợp ngói mũi hài, phía trên đỉnh nóc được trang trí công phu với biểu tượng "lưỡng long chầu nguyệt" chạy gần hết nóc mái.
Kiến trúc chính của Thái miếu gồm hai tòa Tiền điện và Hậu điện được bố trí liền nhau gồm 7 gian, mái được lợp ngói mũi hài, phía trên đỉnh nóc được trang trí công phu với biểu tượng "lưỡng long chầu nguyệt" chạy gần hết nóc mái.
Ở phía trước Tiền điện có hai cột nanh cao 6 m, trên mỗi cột nanh có hai con nghê đứng chầu và phía dưới có sự hiện diện của 6 con nghê gỗ được làm từ chất liệu gỗ mít, chạm khắc tinh xảo. Thời phong kiến, nghê là biểu tượng của sức mạnh, hóa giải sát khí và mang lại tài lộc.
Ở phía trước Tiền điện có hai cột nanh cao 6 m, trên mỗi cột nanh có hai con nghê đứng chầu và phía dưới có sự hiện diện của 6 con nghê gỗ được làm từ chất liệu gỗ mít, chạm khắc tinh xảo. Thời phong kiến, nghê là biểu tượng của sức mạnh, hóa giải sát khí và mang lại tài lộc.
Tiền điện có 5 ban thờ, ở chính giữa là ban thờ hội đồng các quan, hai bên thờ các vương công nhà Hậu Lê.
Tiền điện có 5 ban thờ, ở chính giữa là ban thờ hội đồng các quan, hai bên thờ các vương công nhà Hậu Lê.
Hai ban thờ còn lại ở phía tả thờ hai vị khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và phía hữu thờ Lê Lai - hai vị quan văn võ có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Hai ban thờ còn lại ở phía tả thờ hai vị khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và phía hữu thờ Lê Lai - hai vị quan văn võ có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Hậu điện được thiết kế theo lối "chồng rường kẻ bẩy" với hệ thống 32 cột (8 cột hàng ngang và 4 cột hàng dọc), kê đá tảng dưới chân. Trên thân của những cây cột được sơn đỏ và trang trí hình rồng trong vân mây, chạm khắc công phu.
Hậu điện được thiết kế theo lối "chồng rường kẻ bẩy" với hệ thống 32 cột (8 cột hàng ngang và 4 cột hàng dọc), kê đá tảng dưới chân. Trên thân của những cây cột được sơn đỏ và trang trí hình rồng trong vân mây, chạm khắc công phu.
Hậu điện hiện lưu thờ bài vị của tất cả 27 vị vua (21 vua tại vị và 6 vua được truy phong) của nhà Hậu Lê (1418 - 1789) cùng các bà Hoàng thái hậu và bốn thánh vị cổ (Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông).
Hậu điện hiện lưu thờ bài vị của tất cả 27 vị vua (21 vua tại vị và 6 vua được truy phong) của nhà Hậu Lê (1418 - 1789) cùng các bà Hoàng thái hậu và bốn thánh vị cổ (Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông).
Thánh vị của Thái tổ Cao Hoàng đế và bài vị của Lê Thần Tông là hai trong số thánh vị được các nhà sử học đánh giá quý hiếm và độc nhất ở xứ Thanh.
Thánh vị của Thái tổ Cao Hoàng đế và bài vị của Lê Thần Tông là hai trong số thánh vị được các nhà sử học đánh giá quý hiếm và độc nhất ở xứ Thanh.
Ngoài tượng thờ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), tại Thái Miếu nhà Lê còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc - đây là những bức tượng có giá trị lớn về mặt lịch sử, nghệ thuật điêu khắc.
Ngoài tượng thờ vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), tại Thái Miếu nhà Lê còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc - đây là những bức tượng có giá trị lớn về mặt lịch sử, nghệ thuật điêu khắc.
Dưới thời nhà Nguyễn, Thái miếu được coi là quốc miếu và hằng năm tế vào hai tiết xuân thu do quan tỉnh hành lễ.
Hằng năm, cứ vào ngày 21 và 22 tháng 8 Âm lịch, nguời dân Thanh Hóa lại tổ chức các hoạt động lễ hội, dâng hương tại Lam Kinh, Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Lê Lợi như một truyền thống lịch sử duy trì từ bao đời nay.
Hiện TP Thanh Hóa đang thực hiện trùng tu tôn tạo di tích Thái miếu và các điểm di tích lịch sử văn hóa phụ cận nhằm thu hút thêm du khách tham quan, phát triển du lịch. Ông Lê Hoàng, Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, cho biết trung bình mỗi năm Thái miếu đón trên 5.000 du khách đến tham quan, hành hương, tập trung nhiều nhất vào các dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Lam Kinh.
Dưới thời nhà Nguyễn, Thái miếu được coi là quốc miếu và hằng năm tế vào hai tiết xuân thu do quan tỉnh hành lễ.
Hằng năm, cứ vào ngày 21 và 22 tháng 8 Âm lịch, nguời dân Thanh Hóa lại tổ chức các hoạt động lễ hội, dâng hương tại Lam Kinh, Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Lê Lợi như một truyền thống lịch sử duy trì từ bao đời nay.
Hiện TP Thanh Hóa đang thực hiện trùng tu tôn tạo di tích Thái miếu và các điểm di tích lịch sử văn hóa phụ cận nhằm thu hút thêm du khách tham quan, phát triển du lịch. Ông Lê Hoàng, Trưởng Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, cho biết trung bình mỗi năm Thái miếu đón trên 5.000 du khách đến tham quan, hành hương, tập trung nhiều nhất vào các dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Lam Kinh.
- Khánh đá cổ ở ngôi chùa nghìn năm tuổi
- Đền cổ hơn 300 tuổi trên vách đá
- Hang Mắt Rồng bên bờ sông Mã
Lê Hoàng