Năm 2015, nghề sửa chữa điện thoại đã có nhiều bước tiến hiện đại hơn. Những người thợ sửa chữa biết cách vận dụng công nghệ mới, đưa những thiết bị máy móc công nghiệp vào sử dụng thay thế cho những thao tác thủ công mà xưa nay họ vẫn mày mò tự xử lý.
Các IC trên bo mạch điện thoại thông minh ngày nay có hình dạng nhỏ hơn, nhưng lại tích hợp nhiều chức năng. Việc này khiến các vi mạch nhỏ bên trong càng trở nên li ti, nếu nhìn bằng mắt thường khó có thể thấy rõ được. Vì thế, các thiết bị hổ trợ thị giác như kính lúp, kính hiển vi chuyên dụng dành cho kỹ thuật đã được sử dụng phổ biến và hiệu quả, giúp việc sửa chữa dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc đục IC hư có đỗ keo bảo vệ của nhà sản xuất ra khỏi bo mạch để thay mới được xem là thao tác khó khăn và gặp nhiều rủi ro nhất. Các thợ sửa chữa giỏi thực hiện tốt công việc trên rất ít, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi sự khéo tay, tinh mắt và kinh nghiệm làm việc liên tục không dưới 5 năm.
Tuy vậy, nhờ việc áp dụng kỹ thuật công nghệ cùng máy móc hiện đại vào nghề sửa chữa điện thoại đã giải quyết được tất cả các vấn đề khó khăn trên.
Máy tiện CNC công nghiệp luôn có độ chính xác đến từng phần trăm milimet. Kỹ thuật viên hiện đại đã đưa máy vào thử nghiệm thay thế cho những công đoạn khó khăn của họ, mang tới sự chính xác và an toàn gần tuyệt đối. Việc quan trọng còn lại là làm sao vận hành và sử dụng các thiết bị đó, thay thế các thao tác khó khăn phải làm thủ công theo lối cổ truyền xưa giờ.
Trước đây khi mặt kính iPhone 4, 5, 6, LG, Samsung, Sony, Nokia… bị nứt vỡ, người dùng phải thay nguyên bộ màn hình. Nhưng hiện nay, các kỹ thuật viên sửa chữa có thể giúp tiết kiệm đến 70% chi phí nhờ phương pháp ép kính. Việc làm này cũng đánh dấu sự thành công của việc áp dụng máy móc công nghiệp vào các ngành nghề thủ công trong những năm gần đây.
Thành lập từ năm 2006 tại TP HCM, công ty Phát Thành, một đơn vị chuyên sửa chữa điện thoại cũng công nhận xu thế sử dụng thiết bị chuyên dụng hiện đại đã giúp ích trong việc hoàn thành các ca sửa iPhone bệnh nặng trước đây.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí cho người dùng, thời gian sửa chữa cũng được rút ngắn dựa vào những cánh tay đắc lực, có hiệu suất làm việc 24/24 không mệt mỏi và luôn chính xác 100%.
Khái niệm “thợ sửa điện thoại” ngày nay được đổi tên thành “kỹ thuật viên sửa điện thoại” là do kỹ thuật công nghệ đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho nghề này nói riêng và các nghề thủ công khác.
Tuy nhiên việc đầu tư thiết bị chuyên dụng và phương thức vận dụng hiệu quả các thiết bị trên cũng tốn không ít chi phí và thời gian. Vì thế, không nhiều công ty hiện nay có thể trang bị đầy đủ các máy móc trên. Nhưng đây được dự báo là xu hướng cho các ngành nghề thủ công trong những năm tiếp theo.
Thu Ngân