Trại giam số 5 Bộ Công an có bốn phân trại, trong đó phân trại số 4 với khoảng 800 người dành riêng cho phạm nhân nữ với các công việc nuôi cá, trồng rau, trồng lúa, làm mây tre đan và may quần áo.
Khi có phạm nhân mới, quản giáo sẽ phân loại dựa trên tội danh, mức án, nghề nghiệp, sở trường để sắp xếp vào các tổ lao động. Sản phẩm là vỏ chăn màn, áo dài tay, áo sát nách, áo trấn thủ cho phạm nhân.
Trại giam số 5 Bộ Công an có bốn phân trại, trong đó phân trại số 4 với khoảng 800 người dành riêng cho phạm nhân nữ với các công việc nuôi cá, trồng rau, trồng lúa, làm mây tre đan và may quần áo.
Khi có phạm nhân mới, quản giáo sẽ phân loại dựa trên tội danh, mức án, nghề nghiệp, sở trường để sắp xếp vào các tổ lao động. Sản phẩm là vỏ chăn màn, áo dài tay, áo sát nách, áo trấn thủ cho phạm nhân.
Trong phòng điều hành Nhà thực hành may có bảng kế hoạch năm và định mức từng phạm nhân, nhưng có thể sẽ thay đổi theo giai đoạn.
Một ngày làm việc của "công nhân" xưởng may từ 6h15 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h45.
Trong phòng điều hành Nhà thực hành may có bảng kế hoạch năm và định mức từng phạm nhân, nhưng có thể sẽ thay đổi theo giai đoạn.
Một ngày làm việc của "công nhân" xưởng may từ 6h15 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h45.
Hàng sáng, cán bộ quản giáo sẽ giao nguyên liệu và giao việc cho từng người. Mỗi phạm nhân được sử dụng một máy may hoặc các dụng cụ may vá như kéo, bấm. Cuối ngày, họ đưa sản phẩm về kho để cán bộ nghiệm thu.
Hàng sáng, cán bộ quản giáo sẽ giao nguyên liệu và giao việc cho từng người. Mỗi phạm nhân được sử dụng một máy may hoặc các dụng cụ may vá như kéo, bấm. Cuối ngày, họ đưa sản phẩm về kho để cán bộ nghiệm thu.
Theo các quản giáo, nghề may giúp các phạm nhân trầm tĩnh, kiên trì hơn trong quá trình cải tạo.
Thượng úy Vũ Thị Huyền Ly cho biết phạm nhân sẽ được dạy nghề trong một tháng, sau đó dựa tiếp vào khả năng để chia các phần việc, cấp chứng chỉ hành nghề may.
"Việc lao động trong trại giam không chỉ là thước đo đánh giá quá trình thi hành án mà còn cung cấp kỹ năng, nghề nghiệp cơ bản để họ tìm công việc lương thiện, nuôi sống bản thân sau khi ra trại", thượng úy Ly nói.
Thượng úy Vũ Thị Huyền Ly cho biết phạm nhân sẽ được dạy nghề trong một tháng, sau đó dựa tiếp vào khả năng để chia các phần việc, cấp chứng chỉ hành nghề may.
"Việc lao động trong trại giam không chỉ là thước đo đánh giá quá trình thi hành án mà còn cung cấp kỹ năng, nghề nghiệp cơ bản để họ tìm công việc lương thiện, nuôi sống bản thân sau khi ra trại", thượng úy Ly nói.
Phạm nhân Đặng Lan Giang, 46 tuổi, quê Nghệ An, vào trại từ năm 2006 với án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người phụ nữ này chưa từng sử dụng máy may, nghĩ may vá "rất khó" và có lẽ chỉ phù hợp với những người khéo tay, kiên nhẫn, chứ không phải dành cho người "xốc nổi" như mình.
Thời gian đầu được phân loại, sắp xếp vào xưởng may, phạm nhân Giang kể phải gồng mình học từng chút một. Nhưng chỉ sau vài tháng, chị đã thành thục công việc.
"Cảm ơn các quản giáo vì đã giao cho tôi công việc phù hợp với sức khỏe, tuổi tác. Nếu được ra trại, tôi sẽ xin vào một công ty hoặc một xưởng may", người phụ nữ 46 tuổi nói.
Phạm nhân Đặng Lan Giang, 46 tuổi, quê Nghệ An, vào trại từ năm 2006 với án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người phụ nữ này chưa từng sử dụng máy may, nghĩ may vá "rất khó" và có lẽ chỉ phù hợp với những người khéo tay, kiên nhẫn, chứ không phải dành cho người "xốc nổi" như mình.
Thời gian đầu được phân loại, sắp xếp vào xưởng may, phạm nhân Giang kể phải gồng mình học từng chút một. Nhưng chỉ sau vài tháng, chị đã thành thục công việc.
"Cảm ơn các quản giáo vì đã giao cho tôi công việc phù hợp với sức khỏe, tuổi tác. Nếu được ra trại, tôi sẽ xin vào một công ty hoặc một xưởng may", người phụ nữ 46 tuổi nói.
Phạm nhân lao động dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Thời giờ lao động không quá 8 giờ một ngày và 5 ngày trong một tuần, được nghỉ vào chủ nhật, lễ, Tết theo quy định.
Phạm nhân lao động dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Thời giờ lao động không quá 8 giờ một ngày và 5 ngày trong một tuần, được nghỉ vào chủ nhật, lễ, Tết theo quy định.
Một phạm nhân sắp xếp lại các sản phẩm sau khi đã may hoàn chỉnh.
Theo điều 32 Luật Thi hành án hình sự, phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.
Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính, theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo điều 32 Luật Thi hành án hình sự, phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.
Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính, theo quy định của pháp luật về lao động.
Ngọc Thành - Thanh Lam - Phạm Dự