Tôi tự nhận mình may mắn sống trong gia đình nhà giáo. Từ nhỏ tôi cũng thích làm giáo viên, nhưng lên cấp tôi thấy mình không có đủ tố chất như bố mẹ mình. Vì bố mẹ tôi dạy học trò với tất cả tâm huyết và say mê, dạy dễ hiểu, theo sát, thích sự "nhí nhố" của trẻ con, nên học trò rất là thương, phụ huynh tin tường. Nên dù không ép học thêm như các thầy cô, nhưng học trò xin theo học từ cấp 2 đến cấp ba. Khi ra trường họ vẫn về thăm mỗi dịp 20/11.
Tôi rất tự hào về bố mẹ mình, ông bà có không quá giàu có tài sản nhưng sống thoải mái, đi tới nhiều nơi mình thích. Dạy trẻ nhỏ là cực khó, vì lứa tuổi cấp hai, ba ương ngạnh và cái tôi cao, nhưng thật sự yêu quý, hiểu được là tụi nhỏ sẽ rất thương.
Tôi lại không chịu được sự ồn ào, nói chuyện đốp chát, nên quyết định không theo, mà chọn ngành khác và làm công việc văn phòng phù hợp tính cách. mẹ tôi cũng hay tâm sự với phụ huynh dạng định hướng, thông qua các sở trường của học sinh mà chọn nghề nghiệp phù hợp.
Tôi lớn lên, quen người yêu học một trường nổi tiếng và giỏi ở TP HCM, nhưng lại không hợp với tính cách của anh, nên tâm lý đi làm không thoải mái, hay chán chường.
Mẹ tôi gặp hướng dẫn nhẹ nhàng, anh chuyển ngành, dù không phải chuyên môn nhưng rất giỏi, ngày càng phát triển. Lương gấp 10 lần ngày mới quen tôi. Giờ đã là vợ chồng, nghề anh đam mê, gắn bó và làm không mệt mỏi chính là giáo viên.
Anh có thể thức cả đêm để soạn bài soạn đề có phù hợp với trình độ từng lớp, giúp các em hiểu bài tường tận, tự tin làm bài đa dạng. Khi học xong có thể ngồi nói chuyện như những người bạn, ăn uống, tư vấn, chọc vui....
Vì vậy dù chồng không có chuyên ngành sư phạm, không là giáo viên trong trường, nhưng học trò tìm tới rất nhiều, phụ huynh tin tưởng vì họ thấy được kết quả của con ngày càng tốt hơn.
Giáo viên không phải là nghề nghèo khổ mà là bạn không đủ đam mê, không liên tục nâng cao trình độ, và không đủ kiên nhẫn với trẻ.
Tang Tang
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.