Tôi có một thời gian làm shipper (người giao hàng) tại Mỹ qua ứng dụng. Bên đây người ta làm như thế này.
- Delivery đồ ăn: Khách hàng đặt thức ăn qua app và trả tiền bằng thẻ tín dụng. Công ty quản lý app sẽ "tìm" tài xế nào gần nhà hàng đó và gửi lệnh tới, nếu giá cả phải chăng, tài xế sẽ nhận lệnh và tới nhà hàng lấy đồ ăn đem tới cho khách. Nếu khách không có mặt để nhận đồ ăn, tài xế phải liên lạc với công ty để báo cáo. Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ kiểm tra bằng cách gọi cho khách, nếu họ vẫn không trả lời, tài xế sẽ được thông báo chờ 5 phút (timer tự động trên app) rồi bấm "Đã giao", rồi bỏ đi.
Dĩ nhiên là tiền công vẫn được trả và thêm đồ ăn miễn phí. Vì lý do vệ sinh an toàn thực phẩm nên khi thức ăn đã rời nhà hàng, tài xế không thể mang trả lại.
- Giao hàng hóa không phải đồ ăn: Nếu khách hàng không có nhà hoặc cho địa chỉ sai thì tài xế cũng báo lên công ty, chăm sóc khách hàng sẽ làm lệnh mang hàng trả lại và tài xế được trả công giao cộng thêm 50% tiền mang hàng trả lại.
Nếu tài xế cố tình ăn cắp hàng hóa hay thức ăn thì sẽ bị khóa tài khoản vĩnh viễn.
Tôi cũng là một shipper, đọc những tâm sự của anh em shipper tại Việt Nam bị "bom" hàng mà buồn quá. Tại Úc, nơi tôi làm việc, nếu người đặt món ăn huỷ đơn hàng thì người đi giao vẫn nhận đủ tiền ship và được sử dụng luôn món hàng đang giao.
Nếu đến nơi khách hàng không nhận mà mình nhắn tin hoặc gọi điện không được thì có thể đặt hàng tại cửa và bấm vào nút đã giao hàng. Tôi thấy có hai vấn đề khi giao hàng tại Việt Nam: khi order khách hàng phải thanh toán bằng thẻ để nếu "bom" hàng vẫn phải trả tiền; và ông ty đứng ra làm trung gian phải có chính sách hỗ trợ shiper. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Thật ra chuyện này chỉ có ở Việt Nam. Grabfood bên Singapore phải đăng ký thanh toán thẻ trước khi mua hàng. Việt Nam nên làm như vậy. Phải đăng ký thẻ tín dụng mới order được. Vượt quá 200.000 đồng nghìn bắt buộc thanh toán trước. Như vậy đỡ rủi ro cho các bạn shipper.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.