Máy bơm nước chảy nhỏ giọt ở một trường học tại Kampong Chhang, Campuchia. Học sinh ở đây không thể bơm đủ nước và phải mua thêm nước.
CNN đưa tin, Thái Lan, Lào và Campuchia đang trải qua nhiệt độ kỷ lục lên tới 44,6 độ C, mức cao nhất trong lịch sử ở các nước này, theo Weather Underground, công ty chuyên cung cấp dịch vụ thông tin thời tiết. Singapore cũng chịu ảnh hưởng từ nắng nóng bất thường, trong khi ở Malaysia, nhiều hồ nước khô cạn và hoa màu chết héo.
Máy bơm nước chảy nhỏ giọt ở một trường học tại Kampong Chhang, Campuchia. Học sinh ở đây không thể bơm đủ nước và phải mua thêm nước.
CNN đưa tin, Thái Lan, Lào và Campuchia đang trải qua nhiệt độ kỷ lục lên tới 44,6 độ C, mức cao nhất trong lịch sử ở các nước này, theo Weather Underground, công ty chuyên cung cấp dịch vụ thông tin thời tiết. Singapore cũng chịu ảnh hưởng từ nắng nóng bất thường, trong khi ở Malaysia, nhiều hồ nước khô cạn và hoa màu chết héo.
Học sinh bơm nước ở Tbong Khmum, Campuchia. Giếng nước này là một trong số ít những giếng còn hoạt động và nước được chia cẩn thận.
Tại Campuchia, nguồn cung cấp nước cho học sinh rất ít ỏi. "Lấy nước ở nhà xí rất khó vì một số giếng đã khô cạn. Nhiều bạn của cháu không đến trường vì thời tiết quá nóng", Srey Norn, một bé gái 13 tuổi ở tỉnh Tboung Khmum, Campuchia, cho biết.
Học sinh bơm nước ở Tbong Khmum, Campuchia. Giếng nước này là một trong số ít những giếng còn hoạt động và nước được chia cẩn thận.
Tại Campuchia, nguồn cung cấp nước cho học sinh rất ít ỏi. "Lấy nước ở nhà xí rất khó vì một số giếng đã khô cạn. Nhiều bạn của cháu không đến trường vì thời tiết quá nóng", Srey Norn, một bé gái 13 tuổi ở tỉnh Tboung Khmum, Campuchia, cho biết.
Những em nhỏ phải ở nhà vì thời tiết quá nóng đứng quanh một chiếc giếng khô. Các em phải đi bộ 30 phút dưới cái nóng như thiêu đốt để đến lấy nước ở một chiếc giếng khác.
"Tỷ lệ nghỉ học tăng khoảng 30 - 40%. Tôi muốn lắp một chiếc quạt nhưng trường học không có điện", Hen Seha, giáo viên của Srey Norn, chia sẻ. Theo Iman Morooka, Giám đốc Truyền thông của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Campuchia, do không có nhà xí, trẻ em phải đi vệ sinh trong bụi rậm hoặc về nhà, đặc biệt là các bé gái và sau đó có thể không quay lại trường.
Những em nhỏ phải ở nhà vì thời tiết quá nóng đứng quanh một chiếc giếng khô. Các em phải đi bộ 30 phút dưới cái nóng như thiêu đốt để đến lấy nước ở một chiếc giếng khác.
"Tỷ lệ nghỉ học tăng khoảng 30 - 40%. Tôi muốn lắp một chiếc quạt nhưng trường học không có điện", Hen Seha, giáo viên của Srey Norn, chia sẻ. Theo Iman Morooka, Giám đốc Truyền thông của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Campuchia, do không có nhà xí, trẻ em phải đi vệ sinh trong bụi rậm hoặc về nhà, đặc biệt là các bé gái và sau đó có thể không quay lại trường.
Hai học sinh nữ nhìn vào một chiếc ao tù. Các em không còn lựa chọn nào khác ngoài tắm rửa ở chiếc ao này và thường bị bệnh về da và có nguy cơ mắc bệnh sốt rét.
Ở tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia, nguồn nước cho học sinh trở nên tù đọng và chứa nhiều mầm bệnh. "Ngay cả khi lọc nguồn nước này trước khi uống, học sinh vẫn có thể bị tiêu chảy và sốt. Nếu dùng để tắm, da các em sẽ bị dị ứng với những nốt đỏ và khô ráp", Hun Heng, người đứng đầu hội phụ huynh ở trường học địa phương, nói. Chính phủ Campuchia đã cắt giảm giờ học vào thời gian nóng nhất trong ngày nhưng các giáo viên cho biết không có nguồn quỹ bổ sung để mua nước.
Hai học sinh nữ nhìn vào một chiếc ao tù. Các em không còn lựa chọn nào khác ngoài tắm rửa ở chiếc ao này và thường bị bệnh về da và có nguy cơ mắc bệnh sốt rét.
Ở tỉnh Kampong Chhnang, Campuchia, nguồn nước cho học sinh trở nên tù đọng và chứa nhiều mầm bệnh. "Ngay cả khi lọc nguồn nước này trước khi uống, học sinh vẫn có thể bị tiêu chảy và sốt. Nếu dùng để tắm, da các em sẽ bị dị ứng với những nốt đỏ và khô ráp", Hun Heng, người đứng đầu hội phụ huynh ở trường học địa phương, nói. Chính phủ Campuchia đã cắt giảm giờ học vào thời gian nóng nhất trong ngày nhưng các giáo viên cho biết không có nguồn quỹ bổ sung để mua nước.
Trẻ em chơi ở một bờ sông khô cạn phía trước một con đập. Ngay cả khi mở cửa đập, nước vẫn không chảy.
Trong khi đó, mực nước sông Mekong, con sông dài nhất ở Đông Nam Á, đã hạ xuống mức thấp kỷ lục. Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam, nước sông hạ xuống mức thấp nhất tính từ năm 1926. Nước từ biển xâm nhập sâu vào nội địa, gây ra tình trạng đất nhiễm mặn. Thái Lan, một trong những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới, cũng bị giảm năng suất lúa do nắng nóng và lượng mưa năm ngoái thấp hơn một nửa so với dự kiến, theo phân tích của Economic Intelligence Centre.
Trẻ em chơi ở một bờ sông khô cạn phía trước một con đập. Ngay cả khi mở cửa đập, nước vẫn không chảy.
Trong khi đó, mực nước sông Mekong, con sông dài nhất ở Đông Nam Á, đã hạ xuống mức thấp kỷ lục. Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam, nước sông hạ xuống mức thấp nhất tính từ năm 1926. Nước từ biển xâm nhập sâu vào nội địa, gây ra tình trạng đất nhiễm mặn. Thái Lan, một trong những quốc gia sản xuất gạo hàng đầu thế giới, cũng bị giảm năng suất lúa do nắng nóng và lượng mưa năm ngoái thấp hơn một nửa so với dự kiến, theo phân tích của Economic Intelligence Centre.
Nếu cả Việt Nam và Thái Lan đều không thể sản xuất đủ gạo, những nước nhập khẩu gạo trong khu vực như Philippines và Indonesia sẽ trải qua tình trạng thiếu gạo và giá lương thực tăng. Philippines nhập khẩu 1,9 triệu tấn gạo vào năm ngoái, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong đó lượng gạo đến từ Việt Nam và Thái Lan chiếm 53% và 5%.
Nếu cả Việt Nam và Thái Lan đều không thể sản xuất đủ gạo, những nước nhập khẩu gạo trong khu vực như Philippines và Indonesia sẽ trải qua tình trạng thiếu gạo và giá lương thực tăng. Philippines nhập khẩu 1,9 triệu tấn gạo vào năm ngoái, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong đó lượng gạo đến từ Việt Nam và Thái Lan chiếm 53% và 5%.
Ba bé trai xách xô nước bẩn để dùng tại nhà xí ở trường tại Campuchia.
Các nhà khoa học nhận định hạn hán năm nay là một trong những đợt tồi tệ nhất trong nhiều thập niên gần đây. "Hạn hán hiện nay ở Đông Nam Á rất nghiêm trọng, có thể so với đợt El Nino vào các năm 1998 và 1983", CNN dẫn lời Maximiliano Herrera, nhà khí tượng học người Costa Rica. Theo Jin-Yi Yu, giáo sư khoa Khoa học Trái Đất ở Đại học California, Mỹ, đây là một trong những đợt hạn hán gây thiệt hại nặng nề nhất trong hơn 20 năm qua.
Ba bé trai xách xô nước bẩn để dùng tại nhà xí ở trường tại Campuchia.
Các nhà khoa học nhận định hạn hán năm nay là một trong những đợt tồi tệ nhất trong nhiều thập niên gần đây. "Hạn hán hiện nay ở Đông Nam Á rất nghiêm trọng, có thể so với đợt El Nino vào các năm 1998 và 1983", CNN dẫn lời Maximiliano Herrera, nhà khí tượng học người Costa Rica. Theo Jin-Yi Yu, giáo sư khoa Khoa học Trái Đất ở Đại học California, Mỹ, đây là một trong những đợt hạn hán gây thiệt hại nặng nề nhất trong hơn 20 năm qua.
Một nông dân cầm nhánh lúa cháy khô vì hạn hán vào đầu tháng 5 ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
El Nino là chu kỳ thời tiết gây ra bởi vùng nước ấm ở Thái Bình Dương di chuyển xa hơn về phía đông, dẫn đến những cơn bão ở châu Mỹ và khí hậu khô nóng ở Đông Nam Á. Hiện tượng El Nino năm nay được các chuyên gia nhận định là ở mức mạnh kỷ lục.
Xem thêm: Lý giải nguyên nhân nắng nóng bất thường ở châu Á
Một nông dân cầm nhánh lúa cháy khô vì hạn hán vào đầu tháng 5 ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam.
El Nino là chu kỳ thời tiết gây ra bởi vùng nước ấm ở Thái Bình Dương di chuyển xa hơn về phía đông, dẫn đến những cơn bão ở châu Mỹ và khí hậu khô nóng ở Đông Nam Á. Hiện tượng El Nino năm nay được các chuyên gia nhận định là ở mức mạnh kỷ lục.
Xem thêm: Lý giải nguyên nhân nắng nóng bất thường ở châu Á
Phương Hoa (Ảnh: CNN)