Tháp Chàm là một trong những di sản điển hình của nền văn hóa Champa còn tồn tại đến ngày nay. Tháp hiện diện khắp nơi trên địa bàn cư trú của người Chăm trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc này.
TS Lê Đình Phụng trong cuốn Khảo cổ học Champa: Khai quật và phát hiện (nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2017) cho biết, hiện có trên 100 địa điểm có di tích và phế tích đền tháp Champa, trong đó 21 nhóm tháp còn tồn tại ở mức độ khác nhau với tổng số 64 đền tháp. Những đền tháp này tập trung thành nhóm chính tại Mỹ Sơn, Đồng Dương (Quảng Nam); Bánh Ít (Bình Định); Ponaga (Khánh Hòa); Po Kloong Garai (Ninh Thuận), Phố Hài (Bình Thuận). Một số khác nằm ở vùng đô thị cũ của Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận...
Niên đại của tháp Chàm có từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 17. Trong đó, tháp Mỹ Sơn E1 thuộc cụm tháp tại Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) có sớm nhất.

Thánh địa tháp Chàm Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản thế giới tân thời và hiện đại. Ảnh: Asian Indochina.
"Bi ký tại Mỹ Sơn cho biết, thế kỷ 7 vua Sambhuvadman do ngôi đền của các thần bằng gỗ bị lửa thiêu trụi, đã cho dựng lại ngôi đền thờ bằng chất liệu gạch bền vững", cuốn Khảo cổ học Champa: Khai quật và phát hiện viết. Trong Tìm hiểu lịch sử kiến trúc tháp Champa (xuất bản năm 2005), TS khảo cổ học Lê Đình Phụng từng nhận định, ngôi đền vua Sambhuvadman xây dựng tại thung lũng Mỹ Sơn "là công trình kiến trúc đầu tiên bằng gạch được biết đến trong kiến trúc Champa qua tư liệu bia ký".
Những đời vua sau tiếp tục xây dựng các đền tháp kéo dài đến thế kỷ 13, tạo thành cụm hơn 70 công trình, biến nơi đây thành "thánh địa tháp Chàm" - một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, đến nay tháp Chàm cổ nhất ở Mỹ Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung đã tồn tại được 14 thế kỷ (1.400 năm).
Câu 2: Tháp Chàm được xây dựng với chức năng gì?
a. Thờ cúng, tế lễ các vị thần