Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc, được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590. Nhiều học giả sau này cho rằng, tác phẩm do Ngô Thừa Ân (sinh năm 1500, chưa rõ năm mất) - một nhà văn, nhà thơ thời Minh sáng tác.
Tiểu thuyết thuật lại chuyến thỉnh kinh ở Tây Trúc của nhà sư Huyền Trang dưới sự phò tá của các đồ đệ, trong đó có Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng.
Đường Huyền Trang thường được gọi là Đường Tam Tạng, Đường Tăng, là cao tăng ở Trung Quốc. Ông là một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán.
Nhà sư cũng sáng lập Pháp tướng tông, một dạng của Duy thức tông ở Trung Quốc. Vì tinh thông kinh điển Phật giáo nên ông còn mang danh hiệu là Tam Tạng (pháp sư), tức là người tinh thông cả Tam tạng.

Tranh minh họa của Nhật Bản về Tôn Ngộ Không và Đường Tam Tạng.
Trong tiểu thuyết Tây du ký, Huyền Trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Ông đã giải thoát Tôn Ngộ Không khỏi núi Ngũ Hành, rồi lần lượt thu nạp các đệ tử Trư Bát giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã (trong hình thể con ngựa).
Chuyển thể từ tiểu thuyết này, phim Tây du ký 1986 do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Cục Đường sắt Trung Quốc phối hợp sản xuất từ năm 1982 và đến năm 1988 thì hoàn thành, được xem là một bộ phim truyền hình kinh điển của châu Á.
Ở Việt Nam, bộ phim này được trình chiếu từ đầu những năm 1990 cho tới nay, trở nên quen thuộc với nhiều khán giả. Nhiều bộ phim Tây du ký được làm sau này với kỹ xảo hiện đại hơn, nhưng với diễn xuất kinh điển, âm nhạc và nội dung bám sát nguyên tác, Tây du ký 1986 luôn được coi là bản phim xuất sắc.
Câu 5: Tên ban đầu của Hồng lâu mộng là gì?