Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn tế do Nguyễn Đình sáng tác để ca ngợi, thương tiếc gần 20 nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh quân Pháp tại Cần Giuộc (Long An) tháng 12/1861. Nghĩa quân đã giết được quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.
Theo sách giáo khoa Văn học lớp 11 (tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), bài văn được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của ông Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định. Trong bối cảnh cuộc chiến đấu không cân sức những ngày đầu chống Pháp, sự hy sinh này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn. Lần đầu tiên trong nền văn học dân tộc, người nông dân nghĩa sĩ chống ngoại xâm được dựng thành một tượng đài nghệ thuật bất hủ.
Đoạn mở đầu (lung khởi) của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như sau:
Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.
Trong thời kỳ bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu còn nhiều bài văn tế khác như: Văn tế Trương Định (1864), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (1874).
Văn tế là loại văn gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ thương tiếc với người đã mất. Văn tế thường kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất; bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong phút vĩnh biệt. Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương, nhưng sắc thái biểu cảm ở mỗi bài có thể khác nhau.
Bố cục bài văn tế thường có 4 đoạn. Đoạn mở đầu (lung khởi) luận chung về lẽ sống chết, thường khởi xướng bằng những từ "Thương ôi", "Hỡi ôi". Đoạn thứ hai (thích thực) kể về công đức, phẩm hạnh, cuộc đời của người đã khuất, thường bắt đầu bằng cụm từ "Nhớ linh xưa". Đoạn thứ ba (ai vãn) nói về niềm thương tiếc với người đã chết. Cuối cùng là đoạn kết bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế.
Câu 2: Trước khi khởi nghĩa, nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người như thế nào?
a. Là dân cày, không quen việc nhà binh