Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) nằm trong tập thơ chữ Hán Bắc hành tạp lục, do Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian đi sứ nhà Thanh (1813 - 1814).
Cùng với Truyện Kiều, Điếu La thành ca giả, Độc Tiểu Thanh ký, bài thơ bộc lộ rõ nét nỗi thương xót của tác giả về những kiếp người bất hạnh, nhất là những phụ nữ trong xã hội thời phong kiến ở Việt Nam.
Đoạn mở đầu bài thơ như sau:
Long thành giai nhân,
Bất ký danh tự.
Ðộc thiện huyền cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung "Cung phụng" khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.
Thử thời tam thất chánh phương niên,
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.
Dịch nghĩa là:
Người đẹp Long Thành
Họ tên không được biết
Riêng thạo đàn huyền cầm
Dân trong thành gọi nàng là cô Cầm
Gảy khúc "Cung phụng" từ triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt từ trời đưa xuống thế gian.
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến tiệc
Tuổi cô cỡ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Khác với Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh ký, nhân vật trung tâm trong Long Thành cầm giả ca không có hành trạng, tên tuổi cụ thể. Tên Cầm nghĩa chỉ tên đàn, lại do người nghe đàn tự đặt, quen gọi mà thành tên. Tính không xác định này là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, nhấn mạnh tính vô danh của một tài năng đích thực.
Từ điển văn học (bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004) nêu ý tương tự: Long Thành cầm giả ca là tác phẩm viết về một con người tài hoa một thời, bây giờ nhan sắc tiều tụy, không còn ai chú ý đến nữa. Nhà thơ tỏ lòng xót thương ngậm ngùi của mình và nghĩ đến cuộc đời dâu bể. Bài thơ mang một tinh thần nhân đạo cao cả.
Câu 4: "Văn tế thập loại chúng sinh" là một bài văn tế bằng chữ Nôm, được coi là sáng tác xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Du. Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ gì?