Nhà thơ Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Sách Giảng văn Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) phân tích, bài Độc Tiểu Thanh ký được chia làm hai phần. Bốn câu thơ đầu là tiếng thở dài bi thiết cho thế cục, nhân sinh.
Xưa là cảnh đẹp, nay biến thành gò hoang, thể hiện sự biến thiên dâu bể kinh hoàng. Từ cái đẹp bị tàn phá, Nguyễn Du đã đi vào một phần nhân chứng điển hình - một tập sách (mảnh giấy tàn).
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Bản thơ dịch mới chỉ là lược ý, chưa thể hiện hết tinh thần của nhà thơ. So sánh với nguyên tác chữ Hán của Nguyễn Du là "Độc điếu song tiền nhất chỉ thư", bản dịch mất đi hai chữ quan trọng là "nhất" và "độc". Thật ra, "nhất" cũng là một, "độc" cũng là một, nhưng nếu "nhất" chỉ số lượng thì "độc" còn chỉ trạng thái, tâm thế của nhà thơ.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nội dung, hàm nghĩa của hai câu thơ này đang tồn tại cách hiểu khác nhau. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết; văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Hoặc, son phấn như có thần, sau khi chết, người ta vẫn thương tiếc; văn chương còn có số mệnh gì mà làm cho người ta phải bận lòng đến những bài còn sót lại sau khi đốt.
Sự triển khai ở phần hai như lời tự thoại:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Nếu bốn câu đầu là hiện thực được cắt ngang để từ đó quy luật "tài - mệnh" xung đột nhau mà nạn nhân là Tiểu Thanh và tập thơ đốt dở, ở bốn câu thơ sau, mạch thơ đi theo chiều dọc.
Ở đây, Nguyễn Du như có sự hóa thân, vừa có sự phân thân. Sự hoá thân đồng điệu ở chỗ, nhân vật và người tạo ra đều là nạn nhân của số phận. Hai câu thơ cuối, chính là Nguyễn Du tự khóc cho mình. Khóc cho mình, nhưng ý nghĩa không dừng ở phạm vi hẹp là cuộc sống của cá thể, cá nhân. Bởi Tố Như hay Tiểu Thanh cũng là đại diện cho một kiếp người.
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du (1965), Tố Hữu viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, đã lấy lại ý của bài thơ Độc Tiểu Thanh ký.
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?
Mai sau, dù có bao giờ...
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
Câu 3: Trong bài thơ chữ Hán "Long Thành cầm giả ca", nhân vật trong bài thơ thường được mọi người gọi là gì?