Truyện ngắn Người ngựa và ngựa người viết năm 1931, kể về một anh phu kéo xe đêm ba mươi Tết chạy gắng kiếm tiền nuôi vợ. Anh rước khách là một người đàn bà ba mươi tuổi, trông bên ngoài là quý bà nhưng lại là một cô gái "ăn sương". Diễn biến tâm lý của câu chuyện dẫn hai người đến sự thấu cảm bởi nhận ra chung số phận cùng đường trong xã hội.
Kết truyện, anh phu xe không chỉ kéo xe không công suốt đêm giao thừa mà còn mất cả hai hào kiếm được hồi chiều. "Anh xe choáng người, như nghe tiếng sét đánh... nghiến răng, cau mặt lủi thủi ra hè... móc túi lấy bao diêm đốt vía". Và lúc ấy, tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng, toạch toạch.
Tác giả đã kết câu chuyện không cần một lời bình nhưng vẫn làm người đọc xót xa, thương cảm cho số phận lớp người nghèo cùng đường trong xã hội cũ.
Theo sách Từ điển tác giả, tác phẩm văn học dùng cho nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009), nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến một cây bút trào phúng lớn. Năng lực trào phúng của ông được thể hiện ở chỗ nhìn vào hiện thực, ở đâu cũng phát hiện được những mâu thuẫn nực cười, đặc biệt trong thế giới của kẻ có tiền và có quyền trong xã hội cũ.
Với ông, thế giới ấy là sân khấu hài kịch mà kẻ nhà giàu diễn ra đủ trò hề bỉ ổi trên tấm lưng gầy guộc của người lao động nghèo. Những người dân nghèo đôi khi cũng phải diễn trò, nhưng một cách bất đắc dĩ vì miếng cơm manh áo, như Kép Tư Bền hay Người ngựa và ngựa người.
Câu 5: Anh Pha là nhân vật trong tiểu thuyết nào của Nguyễn Công Hoan?