Bá Đa Lộc hay Bách Đa Lộc, tên thật là Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, thường viết là Pigneau de Behaine. Ông sinh năm 1741, là giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18.
Thời thanh niên, ông theo học trường dòng và được đào tạo để trở thành nhà truyền giáo ở hải ngoại của Hội Thừa sai. Ông rời Pháp từ cảng Lorient vào tháng 12/1765 với sứ mạng truyền giáo tại Đàng Trong.
Nửa năm sau đó, ông cập cảng tại Pondicherry và có vài tháng lưu trú tại Ma Cao, vài lần đến Hà Tiên bắt liên lạc với những người truyền giáo đi trước tại đây. Tháng 3/1767, ông đặt chân đến Hà Tiên với chức vụ giáo sư trong chủng viện của Hội Thừa sai tạm đặt cơ sở tại Hòn Đất.
Năm 1777, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy kéo vào Gia Định đánh tan quân Nguyễn Ánh. Tây Sơn rượt quân Nguyễn Ánh xuống tận Long Xuyên bắt được Tân Chính Vương, Duệ Vương, Nguyễn Phúc Đồng đem về Sài Gòn giết.
Nguyễn Ánh thoát được nhờ sự che chở của Bá Đa Lộc, đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. Ông ở nhờ Bá Đa Lộc chừng một tháng, sau khi Tây Sơn rút về Quy Nhơn thì mới về lại Long Xuyên tập hợp lực lượng.
Nguyễn Ánh mấy lần bị Tây Sơn truy đuổi phải chạy sang Xiêm cầu viện. Quân Tây Sơn sau đó đánh tan quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút. Vào đường cùng, Nguyễn Ánh quay sang cầu cứu Pháp thông qua Bá Đa Lộc.
Bá Đa Lộc qua đời năm 1799. Do được trọng vọng, coi như bậc công thần nên Nguyễn Ánh cho xây khu lăng mộ Bá Đa Lộc bề thế. Sau này, khu lăng mộ bị thu hẹp lại thành điểm tròn nằm giữa đường.
Sau năm 1975, lăng được giải tỏa để mở rộng lối đi, phục vụ phát triển đất nước. Đến năm 1983, việc cải táng hoàn tất, di cốt của giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho Tổng Lãnh sự Pháp đưa về nước. Khu lăng mộ biến mất nhường chỗ cho đường giao thông nên chỉ còn vòng xoay Lăng Cha Cả như ngày nay.
Câu 4: Nguồn gốc địa danh Bến Nghé là gì?