Trước đây, Bến Nghé là tên gọi để chỉ một bến thuyền ở Sài Gòn, còn là tên của một rạch nước nhỏ, nơi có người dân qua lại tấp nập. Có một thời, mỗi khi người ta nói Đồng Nai - Bến Nghé tức là nói đến cả vùng đất Nam Bộ.
Theo cuốn Phương Đình du địa chí năm 1900, Nguyễn Văn Siêu đã lý giải tên gọi Bến Nghé có xuất phát từ tiếng kêu gầm gừ của đàn cá sấu trên rạch. Theo ông, tiếng kêu của đàn cá sấu văng vẳng trên rạch giống tiếng trâu nên có thể hiểu là "nghé" kết hợp với "bến nước".
Trong cuốn Đại Nam thống nhất chí ở mục tỉnh Gia Định cũng có ghi chép tương tự. Ngoài ra, học giả Trương Vĩnh Ký cho rằng tên địa danh Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: Kompong là bến, Kon Krabei là con trâu.
Còn nhà địa danh Lê Trung Hoa cũng lý giải đó là tên gọi của bến nước kết hợp với tên thú. Theo ông, Bến Nghé là bến mà người ta thường cho trâu, bò ra tắm vì có nhiều địa danh được cấu tạo bằng cấu trúc "bến + tên thú" như Bến Ngựa (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé). Bến Nghé hiện là tên phường trung tâm của quận 1, TP HCM.
Câu 5: Thị Nghè là tên dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân và là vợ một viên thư ký. Bà được đặt tên cho một con rạch, vì sao?