Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, kinh thành Huế được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban. Là kỹ sư công binh người Pháp (1633-1707), Vauban đã đưa ra phương thức xây dựng thành lũy kiên cố, được ứng dụng ở một số nước phương Tây và xứ thuộc địa trong thế kỷ 17-18.
Kiểu thành Vauban bao gồm lũy, pháo đài, pháo nhãn, tường bắn, phòng lộ, hào, thành giai..., có khả năng phòng ngự. Từ cuối thế kỷ 18, thông qua mối liên hệ cầu viện quân Pháp của Nguyễn Phúc Ánh để chống nhà Tây Sơn, loại thành lũy Vauban mới được du nhập Việt Nam. Tòa thành đầu tiên là Gia Định xây năm 1790 và tòa thành thứ hai to lớn hơn là Kinh thành Huế.
Về vật liệu xây dựng, nhà Nguyễn khai thác sản vật từ địa phương, như gỗ lim từ Nghệ An, ván gỗ từ Gia Định, đá lát từ Thanh Hóa, mật từ Quảng Ngãi, gạch ngói từ Quảng Nam, son, sơn và vàng quỳ từ phía Bắc.
"Để hoàn thành được đại công trình này, vua Gia Long, Minh Mạng đã huy động tối đa nguồn tài, trí, lực của cả nước. Kinh thành Huế hoàn toàn do đội ngũ kiến trúc sư Việt Nam thiết kế và thi công", sách Lịch sử Việt Nam viết.
Câu 5: Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?
a. 9 cửa
b. 12 cửa
c. 13 cửa