Đoạn tuyệt là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nhất Linh, xuất bản năm 1934. Tác phẩm viết về cuộc đời Loan, cô gái mới được tiếp thu những tư tưởng mới và hành trình chống lại những luật lệ phong kiến hà khắc, kìm kẹp quyền tự do cá nhân của con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Nhất Linh (1906-1963) tên thật là Nguyễn Tường Tam, quê gốc Quảng Nam, sinh ra ở Cẩm Giàng, Hải Dương trong một gia đình gốc quan lại.
Theo sách Từ điển tác giả, tác phẩm văn học dùng cho nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009), năm 1925, Nhất Linh học Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, sau đó sang Pháp du học. Năm 1930, ông dạy học tại trường Tư thục Thăng Long. Hai năm sau đó, ông chủ trương mở báo Phong hoá, sau đổi thành Ngày nay, đứng ra thành lập Tự Lực văn đoàn.
Từ năm 1940, Nhất Linh ít sáng tác và chuyển sang hoạt động chính trị, có xu hướng thân Nhật. Năm 1942, ông trốn sang Trung Quốc, bắt liên lạc với các tổ chức lưu vong do chính quyền Tưởng Giới Thạch bảo trợ. Ba năm sau, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ liên hiệp, bỏ chạy theo quân Tưởng Giới Thạch khi họ rút về nước.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nhất Linh trở về Việt Nam và ở trong vùng tạm chiếm. Ông vào Sài Gòn, lập ra nhà xuất bản Phượng Giang, ra tạp chí Văn hóa ngày nay. Vì dính líu đến vụ đảo chính hụt lật đổ Ngô Đình Diệm của một phái đối lập, Nhất Linh bị gọi ra tòa nhưng ông đã tự tử vào ngày trước đó.
Tác phẩm chính của Nhất Linh trước năm 1945: Anh phải sống (tập truyện ngắn, viết chung với Khái Hưng, 1933); Gánh hàng hoa (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng, 1934); Đời mưa gió (tiểu thuyết, viết chung với Khái Hưng, 1934); Nắng thu (tiểu thuyết, 1934); Đoạn tuyệt (tiểu thuyết, 1934); Lạnh lùng (tiểu thuyết, 1936); Tối tăm (tập truyện ngắn, 1936); Đôi bạn (tiểu thuyết, 1937); Bướm trắng (tiểu thuyết, 1939).
Các sáng tác của Nhất Linh trong thời kỳ Tự Lực văn đoàn có ý nghĩa tiến bộ và chứng tỏ tính nhạy cảm của ông với thời thế. Nhất Linh có đóng góp lớn cho lĩnh vực tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm của ông có tính hiện đại khá cao trong cách kết cấu, lối diễn tả các trạng thái tâm lý phức tạp, tinh vi của các nhân vật, trong lời văn và ngôn ngữ.
Câu 3: Nhà văn Hoàng Đạo từng học ngành gì trước khi theo nghề văn?