Tự Lực văn đoàn ra đời tháng 3/1933, gồm tám thành viên: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Ðạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu và Xuân Diệu.
Nhất Linh, chủ tướng của văn đoàn này có hai em trai là Hoàng Đạo và Thạch Lam. Cơ quan ngôn luận của văn đoàn là báo Phong hóa và Ngày nay.
Từ khi Tự Lực văn đoàn ra đời, làng văn Việt Nam chứng kiến một nhóm văn nhân vừa làm báo, vừa viết văn và hoạt động xã hội. Nhóm tồn tại không lâu, do nhiều điều kiện lịch sử đã tan rã vào năm 1942.
Sách giáo khoa Văn học lớp 11 (tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003) nhận định văn học Việt Nam giai đoạn những năm 1930 đến 1945 đánh dấu quá trình hiện đại hóa với những cuộc cách tân văn học sâu sắc.
Ở lĩnh vực tiểu thuyết, phải kể đến đóng góp của nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn với những tác phẩm thật sự hiện đại so với những tiểu thuyết trước đó của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách.
Câu 2: Đâu là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Nhất Linh?