Chiến tranh Triều Tiên, hay còn gọi là Cuộc chiến bị Lãng quên, nổ ra ngày 25/1/1950, khi 75.000 lính Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) băng qua vĩ tuyến 38 ngăn cách giữa hai miền để xâm lược Hàn Quốc (ROK).
Liên quân Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu quyết định can thiệp và hỗ trợ quân đội Hàn Quốc. Sau ba năm giao chiến với khoảng 5 triệu người thiệt mạng, hai nước cuối cùng quyết định ký một hiệp định ngừng bắn kéo dài đến ngày nay. Ảnh: AP
Chiến tranh Triều Tiên, hay còn gọi là Cuộc chiến bị Lãng quên, nổ ra ngày 25/1/1950, khi 75.000 lính Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) băng qua vĩ tuyến 38 ngăn cách giữa hai miền để xâm lược Hàn Quốc (ROK).
Liên quân Liên Hợp Quốc do Mỹ đứng đầu quyết định can thiệp và hỗ trợ quân đội Hàn Quốc. Sau ba năm giao chiến với khoảng 5 triệu người thiệt mạng, hai nước cuối cùng quyết định ký một hiệp định ngừng bắn kéo dài đến ngày nay. Ảnh: AP
Trong cuộc tập trận tái hiện trận đánh Nakdong, lính Hàn Quốc mặc quân phục và mang cờ để đóng vai binh sĩ Triều Tiên. Trước khi trận đánh Nakdong diễn ra, quân đội Hàn Quốc và liên quân Liên Hợp Quốc bị dồn tới sát mũi phía đông nam bán đảo Triều Tiên hay còn gọi là "vùng ngoại ô Pusan". Ảnh: US Army.
Trong cuộc tập trận tái hiện trận đánh Nakdong, lính Hàn Quốc mặc quân phục và mang cờ để đóng vai binh sĩ Triều Tiên. Trước khi trận đánh Nakdong diễn ra, quân đội Hàn Quốc và liên quân Liên Hợp Quốc bị dồn tới sát mũi phía đông nam bán đảo Triều Tiên hay còn gọi là "vùng ngoại ô Pusan". Ảnh: US Army.
Trận chiến phòng ngự ở sông Nakdong được coi là trận đánh xoay chuyển cục diện trong Chiến tranh Triều Tiên. Hai sư đoàn Triều Tiên đã gần như bị xóa sổ trong trận đánh này. Trong ảnh, lính Mỹ mặc áo xanh giao tranh với quân Triều Tiên. Ảnh: AP.
Trận chiến phòng ngự ở sông Nakdong được coi là trận đánh xoay chuyển cục diện trong Chiến tranh Triều Tiên. Hai sư đoàn Triều Tiên đã gần như bị xóa sổ trong trận đánh này. Trong ảnh, lính Mỹ mặc áo xanh giao tranh với quân Triều Tiên. Ảnh: AP.
Để ngăn quân đội Triều Tiên tiến sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc khi đó, cây cầu đường sắt bị phá hủy. Ảnh: US Army
Để ngăn quân đội Triều Tiên tiến sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc khi đó, cây cầu đường sắt bị phá hủy. Ảnh: US Army
Sông Nakdong là một vị trí rất quan trọng bởi đây là đường ranh giới tự nhiên ngăn quân đội Triều Tiên tiến đánh tới thành phố Deagu của Hàn Quốc. Ảnh: US Army.
Sông Nakdong là một vị trí rất quan trọng bởi đây là đường ranh giới tự nhiên ngăn quân đội Triều Tiên tiến đánh tới thành phố Deagu của Hàn Quốc. Ảnh: US Army.
Nơi đây cũng được xem như tuyến phòng thủ cuối cùng của quân đội liên minh sau những lần rút lui liên tiếp trước đó. Trong ảnh, một xe tăng Mỹ khai hỏa. Ảnh: Britannica.
Nơi đây cũng được xem như tuyến phòng thủ cuối cùng của quân đội liên minh sau những lần rút lui liên tiếp trước đó. Trong ảnh, một xe tăng Mỹ khai hỏa. Ảnh: Britannica.
Ngày 17/1/1950, tại một ngọn đồi gần đó, 41 tù binh Mỹ bị bắn chết bên một khe núi trong tư thế bị trói tay sau lưng, khi quân đội Triều Tiên rút lui. Ảnh: US Senate Committee on Government Operations
Ngày 17/1/1950, tại một ngọn đồi gần đó, 41 tù binh Mỹ bị bắn chết bên một khe núi trong tư thế bị trói tay sau lưng, khi quân đội Triều Tiên rút lui. Ảnh: US Senate Committee on Government Operations
"Bảo vệ phòng tuyến Nakdong hoặc chết..." là câu nói tướng Walton Walker, tổng tư lệnh quân đoàn 8 của Mỹ, nhắc lại nhiều lần. Ảnh: AP. Ngày 19/9/1950, lính Triều Tiên rút khỏi ngoại ô Pusan, và liên quân Mỹ - Hàn bắt đầu phản công, đẩy lui đối phương qua biên giới.
"Bảo vệ phòng tuyến Nakdong hoặc chết..." là câu nói tướng Walton Walker, tổng tư lệnh quân đoàn 8 của Mỹ, nhắc lại nhiều lần. Ảnh: AP. Ngày 19/9/1950, lính Triều Tiên rút khỏi ngoại ô Pusan, và liên quân Mỹ - Hàn bắt đầu phản công, đẩy lui đối phương qua biên giới.
Những năm trước, sự kiện này được tổ chức với trên 1.500 cựu binh Chiến tranh Triều Tiên cùng 20.000 quân nhân và dân thường tham dự.
Những năm trước, sự kiện này được tổ chức với trên 1.500 cựu binh Chiến tranh Triều Tiên cùng 20.000 quân nhân và dân thường tham dự.
Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên của các tiêm kích phản lực. Trong ảnh, một máy bay Hàn Quốc bắn pháo sáng. Ảnh: CNN.
Chiến tranh Triều Tiên cũng là cuộc chiến đầu tiên của các tiêm kích phản lực. Trong ảnh, một máy bay Hàn Quốc bắn pháo sáng. Ảnh: CNN.
Trong trận đánh Nakdong, 1.120 lính Mỹ đã thiệt mạng. Tính đến tháng 6/2016, hơn 7.800 lính Mỹ vẫn còn mất tích trong quá trình tham chiến ở bán đảo Triều Tiên. Ảnh: CNN.
Trong trận đánh Nakdong, 1.120 lính Mỹ đã thiệt mạng. Tính đến tháng 6/2016, hơn 7.800 lính Mỹ vẫn còn mất tích trong quá trình tham chiến ở bán đảo Triều Tiên. Ảnh: CNN.
"Nếu phải chọn ra bối cảnh tồi tệ nhất thế giới cho cuộc chiến này…đó chắc chắn là Hàn Quốc", cựu ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson từng nói. Ảnh: US Department of Defense.
"Nếu phải chọn ra bối cảnh tồi tệ nhất thế giới cho cuộc chiến này…đó chắc chắn là Hàn Quốc", cựu ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson từng nói. Ảnh: US Department of Defense.
Duy Sơn (Theo BI)