Thông tin được nêu trong văn bản của Công ty cổ phần cao tốc Cao Lâm - Vĩnh Hảo (nhà đầu tư dự án) gửi Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án 85 liên quan tổ chức thu phí trên tuyến đường này.
Chủ đầu tư tính toán mỗi km trên tuyến có đơn giá 1.669 đồng. Các xe tuỳ theo số ghế ngồi, trọng tải được chia thành các nhóm, sau đó quy ra hệ số để nhân với đơn giá tính trên km. Bảng giá dự kiến thu phí trên toàn tuyến:
Loại xe | Hệ số |
Phí toàn tuyến (đồng) |
Nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ; xe tải trọng dưới 2 tấn; xe buýt) | 1 | 130.000 |
Nhóm 2 (xe từ 12-30 chỗ; xe tải trọng 2-4 tấn) | 1,3 | 170.000 |
Nhóm 3 (xe trên 30 chỗ; xe tải trọng 4-10 tấn) | 1,7 | 222.000 |
Nhóm 4 (xe tải trọng 10-18 tấn; xe chở hàng container 20 fit) |
2,7 |
353.000 |
Nhóm 5 (xe có tải trọng trên 18 tấn; xe chở hàng bằng container 40 fit) | 3,8 | 497.000 |
Ngoài ra, xe đi trên các chặng ngắn được tính ở mức thấp hơn. Ví dụ, xe dưới 12 ghế, ôtô tải dưới 2 tấn, xe buýt đi từ trạm thu phí Cam Thịnh đến trạm thu phí Du Long (14,53 km) có mức thu 24.000 đồng...
Trước đó, tuyến cao tốc này dự tính thu phí từ ngày 2/5, song chưa thể thực hiện do chờ Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Đoạn cao tốc có 4 trạm thu phí, gồm: Cam Thịnh (Khánh Hoà), Du Long và Phan Rang (Ninh Thuận), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác công ty (PPP) do liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty xây dựng Đèo Cả, và Tổng công ty đầu tư xây dựng 194 với tổng vốn đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng.
Tuyến dài hơn 78 km, nền đường rộng 17 m với 4 làn xe không làn dừng khẩn cấp mà có các điểm dừng khẩn cấp cách nhau 4-5 km; vận tốc tối đa 90 km/h, đã thông xe từ sáng 26/4 và khánh thành ngày 28/4.
Theo thống kê của đơn vị vận hành, từ 26/4 đến trưa 2/5, cao tốc ghi nhận hơn 74.300 xe chạy qua. 48 ôtô gặp sự cố hư hỏng, một xe gặp tai nạn nhưng không xảy ra thương vong.
Việt Quốc